CÂY NẮP ẤM THẤP – CÂY NẮP ẤM CAO
Mục lục bài viết :
Quan sát 1 cây bắt ruồi cao tren 8 tấc, ta thấy xuất hiện cùng lúc 2 loại bình: mập- ngắn, ốm-dài. Những cái bình mập ngắn đứng tựa trên mặt đất or là là trên mặt đất. Bình ốm dài thì xuất phát từ những đuôi lá cách mặt đất khoảng 4-7 tấc.
Giải thích hiện tượng này như thế nào đây khi mà cây nắp ấm được đặt 1 chỗ từ nhiều năm liền, không dùng phân bón, chỉ tưới nước ngày 2 lần.Hai mùa mưa nắng cũng đều mọc ra 2 loại như vậy ?
Tại sao cây nắp ấm phải thay hình đổi dạng những cái bình? Có phải đó là sự thích nghi với môi trường để tồn tại chăng
Quan sát 1 cây nắp ấm con mọc từ hạt, ta thấy 2 lá mầm đầu tiên giống như 2 lá mầm của cây ớt. Từ lá thứ 3 trở đi thì ta mới thấy đuôi lá đã phình ra cái bình. Những cái bình này nhỏ như hạt mè, có khi bình còn to hơn cả lá. Mỗi cái bình có 1 cái nắp, nắp này đứng yên tại chỗ, chỉ có tác dụng ngăn không cho nước mưa vào làm loãng dịch tiêu hóa. Nắp không tự đậy lại để nhốt côn trùng.
Những cái râu xếp thành 2 hàng, chạy dọc bên hông của cái bình về phía đuôi của lá. 2 hàng râu này có tác dụng ji ko ? Có đấy! Vì xung quanh cái bình rất trơn láng, nên râu là cây cầu để đưa những chú kiến, côn trùng nhỏ từ mặt đất lên miệng bình. Đáy bình phình ra có dạng tròn để chứa dung dịch tiêu hóa, chiều cao của bình ngắn, tao ra 1 thế vững vàng cho cái bình tựa đứng trên mặt đất.
Ấm thấp:
Khi cây lớn lên. Những cái lá mới mọc cũng càng ngày càng xa mặt đất. Những cái bình không còn chạm đất, phải lơ lửng trong không gian. Tư thế này bất lợi cho bình khi gặp mưa gió, bình bị ngã nghiêng khi chứa quá đầy nước. Để tránh điều này cây bèn kéo dài đuôi lá ra trước khi tao binh để mong tìm điểm tựa cho nó ( mặt đất). Vì vậy mà ta thấy những sợi dây đuôi dài ngắn không bằng nhau .
Khi cây lên cao quá, dây đuôi của lá không thể kéo dài mãi được. Những cái bình lơ lửng dễ bị đầy nước mưa, có khuynh hướng ngã ngược lại với hướng của dây đuôi (bình không còn song song voi dây đuôi), không tìm được thức ăn. Vì không tìm được thức ăn, 1 lần nữa cây phải thay đổi hình dáng cái bình. Bình phải từ từ ốm lại và dài ra, đồng thời sợi dây đuôi phải chuyển từ đằng trước ra đằng sau cái bình và dây đuôi phải đi 1 đường gấp khúc khoảng 100 độ để giữ cho bình đứng thẳng khi không có điểm tựa. Quá trình này kéo dài vài tháng thì xong.Bình biến dạng từ mập-ngắn sang ốm dài từ từ, mỗi lá biến dạng 1 chút, cho đến khi hoàn chỉnh cái bình mới khoảng từ 4-6 tháng. Trong thời gian này, sợi dây đuôi lá từ thẳng sẽ cong từ từ cho đến gấp khúc được khoảng 100 độ. Từ đó về sau những cái bình này không thay đổi nữa. Đường gấp khúc này còn có tác dụng như 1 cái lò xo giữa bình đàn hồi lên xuống khi mưa gió lớn bình vẫn đứng thẳng. Khi cái bình lơ lửng thì 2 râu làm cây cầu trước đây không còn tác dụng nữa, 2 hàng râu biến mất chỉ còn lại 2 nếp gấp. Lúc này cây chủ yếu bắt những côn trùng có cánh như là ruồi, ong….
Ấm cao
Để tồn tại, cây nắp ấm biết chỉnh sửa dụng cụ săn mồi phù hợp và còn tô điểm cho nét đẹp độc đáo của nó.
Nguồn Internet