Người Dân Philippin Đã Sử Dụng Cây Chùm Ngây Như Thế Nào?

NGƯỜI DÂN PHILIPPIN ĐÃ SỬ DỤNG CÂY CHÙM NGÂY NHƯ THẾ NÀO?

Với người dân Philippines, chùm ngây là loại thực phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Chùm ngây cũng mọc rất nhiều ở nước ta nhưng chưa được nhiều người biết tới.

Trong khi các quý ông, quý bà bỏ nhiều công sức, tiền bạc để tìm kiếm các loại thần dược phòng the quý hiếm, đắt đỏ như tinh hoàn hải cẩu, sừng tê giác, đông trùng hạ thảo… thì có một loại thảo dược thiên nhiên được mệnh danh là “tiên đơn trường xuân”, rất dễ trồng ở khắp nơi trên thế giới lại bị bỏ quên.

Đó là cây chùm ngây, có tên khoa học là Moringa oleifera (M. Pterygosperma). Loại thảo mộc này vốn là thức uống tăng cường sinh lực truyền thống cho cả nam lẫn nữ của người dân Philippines. Điều đặc biệt là ngoài tác dụng phòng the, thì toàn bộ các phần trên thân cây đều có thể dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

cay chum ngay (1)

“Thần dược phòng the” cho cả hai giới

Vượt xa những loại thảo dược khác thường chỉ chứa một số hoạt chất nhất định và có tác dụng đối với một số bệnh lý hạn chế, chùm ngây được cho là loại cây hữu dụng bậc nhất thế giới với vô vàn lợi ích cho sức khỏe con người. Nó là loài thực vật giàu vitamin nhất trong thiên nhiên với các loại vitamin A, B1, B2, B3, B6, B7, C, D, E và K… Các bộ phận của cây đều chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Ngoài ra, trong chùm ngây còn có một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid, kaempferol….

Trong lịch sử y thuật dân gian, chùm ngây được dùng từ hàng nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ấn Độ, Ý. Tại Ấn Độ, nó được dùng để chữa trị hơn 300 loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, các nhà khoa học hiện đại chỉ thực sự biết đến và tiến hành nghiên cứu loài cây này qua thức uống truyền thống của người Philipines – trà chùm ngây.

Đối với người dân Philippines thì chùm ngây giống như một loại thực phẩm không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Người ta sử dụng món canh chùm ngây, uống trà chùm ngây để tăng cường sinh lực và đặc biệt là dùng chiết xuất từ lá, hạt chùm ngây để trị chứng bất lực ở đàn ông, tăng cường khả năng ham muốn ở phụ nữ. Thậm chí, người dân nước này còn tôn vinh chùm ngây là “tiên đơn trường xuân” bởi tác dụng trong việc chống lão hóa và bệnh tật.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí thần kinh học của Mỹ năm 2012 thì quan niệm chùm ngây có tác dụng điều trị rối loạn chức năng tình dục ở nam giới trong y học dân gian hoàn toàn có cơ sở. Nghiên cứu được thực hiện trên chuột đực wistar có trọng lượng từ 200-250g. Những con chuột này được uống chiết xuất từ lá chùm ngây trong vòng 14 ngày với liều lượng tăng dần từ 10, 50 đến 250 mg mỗi ngày, mỗi lần là 30 phút trước khi tiếp xúc với chuột cái.

Sau khi uống chiết xuất từ lá chùm ngây, những con chuột đực thí nghiệm được đánh giá là có hành vi tình dục mạnh mẽ hơn, thời gian xuất tinh lâu hơn. Nghiên cứu thêm cơ chế tác động lên chuột, các nhà khoa học xác định, chiết xuất từ chùm ngây có thể làm tăng cường ham muốn tình dục và hiệu suất quan hệ ở nam giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết vẫn đang tiếp tục những nghiên cứu khác để củng cố kết quả này.

Trong những nghiên cứu chung về chùm ngây khác, các nhà khoa học cũng cho biết rằng những hoạt chất có trong lá của loài cây này có thể giúp nâng cao số lượng và chất lượng tinh trùng nam giới. Lá chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin D, vitamin A, vitamin C, protein và 46 chất chống oxy hóa.

chùm ngây

Người dân Philipines đang thu hoạch chùm ngây.

Theo đó, những người đàn ông có nồng độ vitamin D ít nhất 30 nanogram/ml máu cho thấy nồng độ testosterone cao hơn đáng kể so với nam giới có mức vitamin D thấp hơn. Testosterone là kích thích tố tình dục quan trọng nhất. Ở nam giới, nó chủ yếu chịu trách nhiệm về sự phát triển của cơ quan sinh dục, sự hình thành và duy trì các đặc điểm giới tính nam điển hình, sản xuất tinh trùng, kiểm soát ham muốn. Cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin D có tác dụng tích cực đối với việc đảm bảo mức độ testosterone. Như vậy, chiết xuất từ lá chùm ngây có tác dụng tăng mức testosterone trong huyết thanh và tinh hoàn, tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh dục nam và kích thích hệ thống thần kinh để tăng cường ham muốn tình dục.

Đối với nữ giới, tuy chưa có nghiên cứu khoa học nào về việc chùm ngây giúp tăng cường khả năng tình dục nhưng những người phụ nữ sử dụng loài thảo mộc này trong thời gian dài đều khẳng định rằng, họ có sự thay đổi đáng kể trong đời sống gối chăn. Thật ra, chỉ cần nhìn vào thành phần dinh dưỡng của chùm ngây với rất nhiều khoáng chất và vitamin hữu ích cho việc chống lão hóa, bồi bổ cơ thể cũng đủ thấy phụ nữ sẽ được hưởng lợi những gì khi sử dụng chúng.

“Tiên đơn” ngay cạnh chúng ta

Nhận thức được giá trị của chùm ngây, nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực trong việc sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Hiện đang có chương trình khuyến khích trồng chùm ngây ở 80 quốc gia trên toàn thế giới. Loài thảo dược này phát triển tốt nhất ở vùng nhiệt đới và may mắn, Việt Nam chúng ta có lợi thế này.

Ở nước ta, cây chùm ngây từ lâu đã được trồng làm nọc trầu (làm trụ để trầu bám leo lên) tại khu vực Ninh Thuận, là nguồn thực phẩm chính của đồng bào Chăm và Raglay; mọc hoang và trồng làm rau ở Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Kiên Giang và đảo Phú Quốc. Nhìn chung, phần lớn người dân Việt Nam mới chỉ biết tới chùm ngây như một loại cây mọc hoang chứ chưa biết được hết công dụng hữu hiệu mà nó mang lại, nhất là với đời sống gối chăn.

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân thì trong thời gian du học tại Philippines năm 1961, ông đã thấy món canh chùm ngây (người Philippines gọi là malunggay) được dùng phổ biến trong các bữa ăn của nhà ăn ký túc xá, trong nhà trẻ, trường mẫu giáo. Chùm ngây được người Philippines chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và góp phần nâng cao sức khỏe người dân nhờ vào nguồn dinh dưỡng có trong lá và trái.

Đối với việc hỗ trợ đời sống phòng the thì sử dụng chiết xuất từ lá, hạt chùm ngây là tốt nhất. Tuy nhiên, một phương pháp “mưa dầm thấm lâu” vừa dễ chế biến lại vừa dễ sử dụng là dùng lá chùm ngây nấu canh. Có thể nấu các món canh mặn với tôm, tép, cá trê, thịt nạc… bằng cách sau khi nêm nếm cho vừa ăn thì dùng lá chùm ngây non, đọt non rửa sạch bỏ vào khi nước đang sôi rồi ngừng lửa ngay.

Cây chùm ngây rất dễ trồng, có thể trồng vừa làm hàng rào, vừa làm rau ăn, có thể trồng trong chậu để khai thác lá, trồng quy mô lớn để lấy nguyên liệu chế biến. Có thể trồng thành vườn rừng hoặc nông-lâm kết hợp, hoặc trồng xen, trồng thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn đất và cải tạo đất.

Có ba phương pháp trồng: gieo hạt trồng trực tiếp, trồng cây từ hạt và trồng bằng hom. Chùm ngây rất dễ tính, có thể phát triển ở nhiều chân đất mà không cần bón phân. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh không để đọng nước, nếu không cây sẽ chết. Ngoài ra, phải làm sạch cỏ và để có năng suất cao cũng nên bón phân, nên bón phân chuồng đã hoai khi trồng để bộ rễ phát triển nhanh. Tháng đầu tiên, nếu đất không đủ độ ẩm, phải tưới cho rễ cây phát triển.

Ông Trương Văn Hộ, kỹ sư Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam là người đầu tiên nghiên cứu chùm ngây tại nhà sau khi có 9 hạt giống được một người bạn mang về từ Philippines tặng. Ông cho biết: “Ở miền Bắc có gió mùa đông bắc nên thời vụ gieo trồng chùm ngây thích hợp là vào cuối mùa xuân, bắt đầu mùa hè, khi nhiệt độ cao dần đạt 25 độ C.

Cây chùm ngây được sử dụng như một loại rau. Lá và cành non nấu canh, hương vị tương tự rau ngót Việt Nam. Lá non có thể ăn sống. Quả non nấu ăn tương tự đậu ăn quả. Hoa cũng dùng làm món ăn. Hạt già rang chín dùng làm món khai vị. Rễ có thể dùng làm thuốc. Thân cây có nơi dùng làm giàn leo cho hồ tiêu hoặc vani”. Với đặc điểm dễ trồng, dễ chăm và công dụng tuyệt vời như vậy thì không có lý do gì để chúng ta bỏ phí loại “tiên đơn trường xuân” này.

Cây cứu loài người?

Vì chùm ngây có giá trị hết sức to lớn về dinh dưỡng và chữa bệnh, lại là cây dễ trồng, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng nên Tổ chức Lương – Nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gọi chùm ngây là cây cứu loài người trong thế kỷ 21; đặc biệt là cây của thế giới thứ ba, cây của người nghèo trên toàn thế giới. TS Albert Sanchez, nhà Khoa học Mỹ có nhiều đóng góp trong việc chữa trị ung thư bằng các sản phẩm tự nhiên, đồng thời là nhà sáng lập tổ chức Giải cứu hành tinh (Saving the Planet Foudation) hết sức tin tưởng vào cây chùm ngây.

Ông cho biết: “Nếu chúng ta quảng bá cho mọi người biết về lợi ích của cây chùm ngây, chúng ta có thể cứu được cả thế giới thoát ra đói khát… Nếu mọi người dùng cây chùm ngây hàng ngày sẽ góp phần bảo vệ họ trước các bệnh hiểm nghèo”.

Sưu tầm