Mãng Cầu Xiêm Diệt Tế Bào Ung Thư Cao Gấp Vạn Lần

cay mang cau xiem

MÃNG CẦU XIÊM

DIỆT TẾ BÀO UNG THƯ CAO GẤP VẠN LẦN

Việc một trường đại học ở Hàn Quốc công bố công khai nghiên cứu mới đây về mãng cầu xiêm khiến cả thế giới giật mình. Theo nghiên cứu này, mãng cầu xiêm có thể trị ung thư. Đây là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam.

mang cau xiem

Tính mạng của chúng ta lâu nay được phó thác cho các biện pháp chữa trị hiện đại.

Mãng cầu xiêm diệt tế bào ung thư cao gấp 1 vạn lần so với hóa chất phổ biến nhất hiện nay.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi với một số chuyên gia về ung thư có tiếng và nhà hóa học nhiều năm nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên ở Việt Nam, họ đều có chung câu trả lời: Có nghe nói, nhưng chưa có bất kỳ quan tâm riêng nào về học thuật đến mãng cầu xiêm. Đăng ký làm việc với Cục Khoa học Công nghệ&Đào tạo của Bộ Y tế, lãnh đạo cục cũng tỏ ra thận trọng và đề nghị gửi bộ câu hỏi để nghiên cứu trước.

Trước làn sóng của các tiến bộ y khoa, loài người gần như dần trở nên lãng quên các phương thức và sản phẩm chữa bệnh truyền thống. Thế nhưng, tại Mỹ – một trong những trung tâm tây y lớn nhất thế giới, mấy chục năm qua đang âm thầm tìm hiểu giá trị chữa bệnh thần kỳ của các sản phẩm thiên nhiên.

Một trong những minh chứng điển hình là họ lao vào khám phá khả năng chữa bệnh ung thư của một loại hoa quả rất phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam, cây và quả mãng cầu xiêm.

mang cau xiem

Mãng cầu xiêm là một loại cây thấp, chiếm rất ít diện tích đất. Tại Brazil, nó được gọi với têngraviola. Vùng châu Mỹ La Tinh gọi nó là soursop và các nước nói tiếng Anh cũng lấy tên soursop để gọi quả nhiệt đới thần kỳ này.

Theo chị Huyền, người từng chuyên bán mãng cầu xiêm ở Dịch Vọng, Từ Liêm (Hà Nội), thứ quả to này có thịt màu trắng, vị chua lẫn ngọt, có hột tách ăn dễ dàng, có thể ép ra làm đồ uống hoặc ăn trực tiếp. Giá bán hiện thời ở Hà Nội dao động ở mức 25.000-30.000 đồng/kg.

Khám phá

cay mang cau xiem

Từ lâu, mãng cầu xiêm được lưu truyền trong dân gian như là một thứ quả chữa được nhiều bệnh, trong đó có khả năng làm tiêu tan các khối u. Nhưng cơ sở khoa học của nó thì hầu như chưa ai có, dù nhiều người biết nó có thể là tác nhân kháng khuẩn hữu hiệu, chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm, điều hòa cao huyết áp, dùng để tẩy giun và chống các ký sinh trùng đường ruột. Thậm chí, nó còn được cho là có khả năng chống suy nhược, mệt mỏi, và rối loạn thần kinh.

Người ta ngày nay càng bị lệ thuộc vào các liệu pháp tây y trong khi các giá trị chữa bệnh truyền thống ít được quan tâm hơn.

Chiết xuất từ các thành phần cây mãng cầu xiêm cho thấy, chúng không gây buồn nôn, giảm cân hay rụng tóc; chúng có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch, phục hồi nhanh các nhiễm khuẩn nặng.

Đáng chú ý, tất cả các thành phần của mãng cầu xiêm đều được cho là hữu ích, từ lá, rễ, cùi trong quả, và hạt. Từ hàng thế kỷ nay ở Nam Mỹ, chúng được sử dụng để chữa hàng loạt chứng bệnh nói trên, trong đó có cả các bệnh liên quan tim, hen, và viêm khớp.

Nghiên cứu đầu tiên thuộc về Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và được thực hiện từ năm 1976. Kết quả cho thấy, cả lá và cọng mãng cầu xiêm đều chứa các hoạt chất có khả năng tấn công hiệu quả và tiêu diệt các tế bào ác tính. Vì lý do nào đó, các kết quả thu được cũng bị ém nhẹm và không thấy công bố rộng rãi.

Từ đó, mãng cầu xiêm liên tục được thử nghiệm tại nhiều phòng thí nghiệm khác nhau. Con số được báo chí xác định đến nay là 20 cơ sở nghiên cứu độc lập đã can dự vào hoài nghi bí ẩn và hấp dẫn này. Kết quả thật bất ngờ, hầu như tất cả các nghiên cứu độc lập ấy đều khẳng định tác dụng chống ung thư rõ rệt. Mặc dù chưa có các nghiên cứu đối chứng, chưa thực hiện các phép kiểm tra chuyên môn gọi là kiểm tra mù (hay mù đôi).

Các nhà nghiên cứu đều nhận định thành phần tự nhiên trong mãng cầu xiêm có thể tiêu diệt tới 12 loại tế bào ung thư, trong đó có ung thư đường ruột, vú, tiền liệt tuyến, phổi, và tuyến tụy. Một nghiên cứu tại Đại học Purdue gần đây nhất cũng đưa ra kết luận tương tự

Giấu kín

Câu hỏi đặt ra là khi các nghiên cứu về đặc tính chống ung thư của mãng cầu xiêm được tiến hành dồn dập, tại sao nhiều người lại không hay biết? Tại sao các chuyên gia ung thư, các bệnh viện không khuyến cáo bệnh nhân sử dụng sản phẩm này?

Từ lâu mãng cầu xiêm được lưu truyền trong dân gian như là một thứ quả chữa được nhiều bệnh, trong đó có khả năng làm tiêu tan các khối u.

“Câu trả lời đơn giản là tính mạng của chúng ta lâu nay được phó thác cho các biện pháp chữa trị hiện đại”, lương y Vũ Quốc Trung nói. Cũng theo ông Trung, người ta ngày càng bị lệ thuộc vào các liệu pháp tây y, trong khi các giá trị chữa bệnh truyền thống vừa ít được quan tâm hơn vừa bị không ít người hành nghề y học cổ truyền làm mất uy tín lĩnh vực thực sự còn nhiều huyền bí này. Ông Trung từng là chuyên gia công tác trong ngành sinh học hiện đại thuộc Bộ Lương thực trước đây.

mang cau xiem

Khoảng chục năm trở lại đây, nhiều công ty dược âm thầm cố gắng tổng hợp hai thành phần có tác dụng chống ung thư hiệu quả trong cây mãng cầu xiêm. Nếu hai thành phần ấy được phân lập, sẽ là cơ hội kiếm hàng tỷ đô-la Mỹ lợi nhuận. Tuy nhiên, có một bức tường vô hình hầu như không cơ sở nghiên cứu nào có thể vượt qua. Kết quả là, không ai bảo ai, tất cả đều mặc định ém nhẹm toàn bộ nghiên cứu của mình.

Thành phần chống ung thư trong mãng cầu xiêm là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không phải qua quá trình điều chế hay tổng hợp nào cả. Theo luật liên bang ở Mỹ, các sản phẩm thiên nhiên như thế không được cấp bằng sáng chế. Như vậy, hầu như không công ty nào được bảo vệ khi nghiên cứu của họ được công bố, nếu họ không có bằng độc quyền.

Đột phá

Vì lý do đó, các nghiên cứu đều bị các công ty ém nhẹm. May mắn thay, một nhà khoa học tham gia nghiên cứu quyết định tiết lộ bí mật này vì lý do đạo đức nghề nghiệp. Trước tiên, ông tiếp cận với các công ty nghiên cứu độc quyền về quả thần kỳ ở vùng Amazon

Nắm được thông tin này, các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học Y tế Mỹ bắt tay ngay vào tìm hiểu nguồn cơn. Họ đã ngạc nhiên về những gì được phát hiện trong phòng thí nghiệm. Nhưng kết quả nghiên cứu cũng lại bị giấu nhẹm và đã gây cơn giận dữ trong công chúng Mỹ.

cay mang cau xiem

Chỉ cho đến thời gian gần đây, khi Tạp chí các Sản phẩm Thiên nhiên công bố nghiên cứu của Trường Đại học Cơ đốc giáo của Hàn Quốc, bí mật của các nghiên cứu mới dần được làm sáng tỏ. Kết quả ở Hàn Quốc còn bất ngờ hơn khi các nhà nghiên cứu nhận định, bằng việc làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, thành phần trong mãng cầu xiêm có tác dụng ức chế tế bào ung thư rất mạnh. Hiệu quả của nó cao gấp 10.000 lần so với adriamycin, sản phẩm hóa trị liệu đang được dùng phổ biến trên thế giới hiện nay.

Gần 40 năm kể từ nghiên cứu đầu tiên ở Viện Ung thư Quốc gia Mỹ trôi qua, bí ẩn các nghiên cứu mới được phô bày. Mãng cầu xiêm do nhiều nông dân ở miền trung và miền Nam nước ta trồng đã có mặt ở khắp các nơi trong cả nước. Nhưng đến giờ, chúng ta vẫn chưa có được sản phẩm bào chế từ mãng cầu xiêm vốn đang xuất hiện khá nhanh và nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư.

Thực hư mãng cầu diệt ung thư gấp vạn lần hóa trị

Giới khoa học vừa tìm ra công dụng tiêu diệt tế bào ung thư ác tính tuyệt vời của trái mãng cầu (hay mãng cầu xiêm).

Mãng cầu diệt ung thư gấp 10.000 lần hóa trị?

mang cau xiem

Mới đây, tạp chí danh tiếng của Hàn Quốc là Journal of Natural Products đã đăng tải công trình nghiên cứu cho rằng, nước ép quả mãng cầu có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10.000 lần so với liệu pháp hóa trị mà không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Thông tin này làm lóe lên hy vọng đối với các bệnh nhân đang mang trên mình căn bệnh chết người.

Theo như bài đăng tải trên tạp chí, từ năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này, kết quả cho thấy, lá và thân của cây mãng cầu có khả năng tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ung thư ác tính.

Do có nguồn gốc tự nhiên nên nước ép của loại quả này không những không gây ra những tác dụng phụ như nôn ói, sụt cân và rụng tóc, mà còn giúp người bệnh khỏe mạnh hơn trong quá trình điều trị bệnh ung thư, bởi trong loại chất đặc biệt của quả mãng cầu có khả năng bảo vệ hệ miễn dịch cơ thể và giúp tránh được một số bệnh truyền nhiễm, chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần.

Ngoài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Journal of Natural Products, một nghiên cứu khác được thực hiện tại trường Đại học Purdue (Mỹ) cũng đã phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính của nhiều bệnh ung thư khác nhau như: ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy.

Nhà khoa học Việt Nam nói gì?

Hiện chưa có công bố nào về khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của quả mãng cầu từ phía các nhà khoa học Việt Nam. Song, các đặc tính của loại trái cây này với bệnh học đã được khẳng định từ trước.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa chuyên gia nghiên cứu thực vật học.

Bác sĩ Trần Văn Năm, Viện phó Viện Y dược học TP.HCM, nhận định: “Môi trường máu của người bệnh ung thư có tính axít, nên trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh ung thư nên có nhiều rau củ quả để tăng tính kiềm, như vậy, có thể cân bằng được môi trường trong cơ thể hoặc hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Trong các loại rau quả thì mãng cầu được coi là loại quả phù hợp và đặc biệt tốt vì bên cạnh giá trị dinh dưỡng nó còn có những hoạt chất có thể giảm thiểu, ngăn ngừa bệnh ung thư”.

Liên quan đến vấn đề này, TS.BS Nguyễn Hùng Vĩ, Phó giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, cho biết: “Hầu hết các bộ phận của cây mãng cầu đều có giá trị làm thuốc rất hữu hiệu”.

cay mang cau xiem cay mang cau xiem cay mang cau xiem

Theo TS. Vĩ, ở nước ta người dân thường dùng lá và vỏ cây mãng cầu để trị cảm, sổ mũi thậm chí có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường, làm dịu đau, chống co giật … Còn tại một số nước trên thế giới thì lá và vỏ cây, nấu thành trà dược giúp giảm đau và bổ tim. Tại Brazil lá mãng cầu cũng được nấu thành trà trị bệnh gan; dầu ép từ lá và trái còn non, trộn với dầu olive làm thuốc thoa bên ngoài trị thấp khớp, đau sưng gân cốt. Ngoài ra các bộ phận của cây mãng cầu cũng được nhiều nước trên thế giới chế thành những loại thuốc trị nóng sốt, giúp sinh sữa và trị tiêu chảy, đau nhức, chống co giật, ho, suyễn, chống thiếu vitamin C. Đây thực sự là loại quả kỳ diệu cho cơ thể.

Còn TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, chuyên gia nghiên cứu thực vật học, khẳng định: “Hiện nay đã có những nghiên cứu khẳng định, mãng cầu là một trong những trái cây có thành phần hoạt chất axít amin không thể thay thế được hoặc có một số hoạt chất đặc thù nhằm nâng cao hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Còn khi hoạt chất ở nồng độ cao thì có thể tiêu diệt ngay tế bào ung thư”.

Với nguồn cung cấp mãng cầu dồi dào từ các vựa cây trái phía Nam, Việt Nam hoàn toàn có triển vọng nghiên cứu về loại dược phẩm chống ung thư mới này. Trước khi có kết quả nghiên cứu chính thức, trong thời điểm giao mùa, giải khát bằng sinh tố mãng cầu cũng có thể giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Mãng cầu xiêm chứa nhiều chất chống ô-xy hóa như vitamin C giúp tiêu diệt các phân tử gốc tự do trong cơ thể, qua đó ngừa được bệnh ung thư. Loại trái cây này cũng giàu chất kali và ma-giê giúp giảm huyết áp cũng như ngừa bệnh tim mạch.

Mãng cầu xiêm có chứa nhiều chất phòng ngừa được bệnh ung thư và tim mạch.

Nguồn phong phú vitamin A trong mãng cầu xiêm có tác dụng bảo vệ da, giữ tóc bóng mượt và cải thiện thị lực.
Những ai mắc chứng khó tiêu nên ăn mãng cầu xiêm. Ngoài ra, hàm lượng phong phú chất đồng trong mãng cầu xiêm giúp chống táo bón, trị bệnh tiêu chảy.

Nhờ có hàm lượng cao chất ma-giê nên ăn mãng cầu xiêm giúp cân bằng hàm lượng nước trong cơ thể, giúp loại bỏ a-xít ra khỏi khớp, qua đó giảm các triệu chứng viêm khớp và bệnh thấp khớp.

Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể mỏi mệt thì nên liệt kê mãng cầu xiêm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, vì theo báo The Times of India dẫn nguồn tin từ các chuyên gia Ấn Độ, hàm lượng kali trong loại quả này giúp củng cố cơ bắp.

Mãng cầu xiêm cũng rất tốt cho những người mắc bệnh thiếu máu. Những người quá gầy muốn tăng cân thì nên ăn vặt bằng mãng cầu xiêm vì nó có hàm lượng calo cao cũng như chứa nhiều đường tự nhiên.

Sưu tầm