KỸ THUẬT
Mục lục bài viết :
ĐỂ CÂY HUỲNH ĐỆ RA NHIỀU HOA
Tên : Huỳnh đệ, Pentalion luteum, Urichites lutea
Tên Khoa Học : Pentalion luteum hoặc Urichites lutea
Họ: ApocynaceaeNguồn gốc xuất xứ:Phân bố ở Việt Nam:
Đặc điểm hình thái:
Thân, Tán, Lá: Cây gỗ, cành nhánh dài mềm leo, có nhựa mủ màu trắng. Lá đơn, mọc đối, màu xanh bóng, mềm, mỏng,
Hoa, Quả, Hạt: Hoa lớn hồng mọc thành xim ngắn ở ngọn cành. Cánh tràng hợp thành ống, mềm, mịn. Nhị và nhuỵ nằm sâu trong ống tràng (kiểu cấu tạo thích nghi với lối thụ phấn nhờ sâu bọ). Quả nang có gai, ít hạt.
Đặc điểm sinh lý, sinh thái:
Tốc độ sinh trưởng: Nhanh
Phù hợp với: Cây ưa sáng, nhu cầu nước trung bình, nhân giống từ hạt hoặc giâm cành.
Câu hỏi:
Cách nay khoảng 2 năm tôi có mua được hai cây huỳnh đệ có hoa vàng rất đẹp. Tôi đã trồng chúng vào hai chậu lớn chứa rất nhiều đất tốt và phân chuồng hoai mục, để cây mau lớn và cho nhiều hoa, tôi đã thường xuyên tưới phân urê và nước cho cây. Vài tháng sau, cây phát triển rất xanh tốt, mượt mà, ngày càng cành nhánh vàng vươn dài, chằng chịt, xum xuê, gốc lớn gần bằng ngón tay. Thế nhưng không hiểu sao cây lại ra hoa rất ít, có khi cả tháng mới thấy lai rai vài bông hoa. Xin cho biết cách nào làm cây thấp xuống vào cho nhiều hoa?
Trả lời:
Cây huỳnh đệ có nơi còn gọi là cây hoàng đệ là một loại hoa kiểng mới được nhập từ Thái Lan vào nước ta cách nay khoảng 5 năm, cho hoa màu vàng tươi, mỏng manh như cánh bướm nhìn rất đẹp và dễ thương, được nhiều người chơi cây kiểng ưu thích
Tuy theo cách chăm sóc, cắt tỉa… mà cành nhánh của cây huỳnh đệ có thể phát triển ngắn hay vươn dài. Nếu gặp đất tốt, lại được chăm sóc tốt thì cành nhánh của chúng có thể phát triển vươn dài nhiều mét và quấn bám vào giá thể (giàn leo)
Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, cây huỳnh đệ nếu được chăm sóc quá mức (bón nhiều phân, nhất là phân đạm, luôn tưới đủ nước…) thì cây sẽ sinh trưởng rất mạnh, chủ yếu phát triển thân lá, cây trong tình trạng tốt lốp, sinh trưởng dinh dưỡng sẽ lấn át sinh trưởng thực (ra hoa kết trái) từ đó dẫn đến tình trạng cây ra ít hoặc không ra hoa
Như thư bạn viết, theo chúng tôi có lẽ do bạn đã bón quá nhiều phân chuồng, phân đạm (ure) và đặc biệt là không thấy bón phân lân, kali làm cho cây tốt lốp nên chúng đã quên mất chức năng sinh sản (ra hoa, kết trái).
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần ngưng bón phân urê, bón bổ sung phân kali, nhất là phân lân, hạn chế nước tưới để đất hơi bị hạn một chút. Sau một thời gian cành nhánh sẽ bớt xanh mướt vươn dài, cây sẽ hơi “khằn” lại, lá dày cứng hơn…. tỷ lệ C/N trong cây sẽ tăng cao, cây sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa trở lại.
Một khi cành lá đã vươn dài, muốn làm cho cây “thấp” xuống là điều không thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thì cũng có thể chữa bằng cách cắt bỏ toàn bộ cành nhánh đang có của cây, chỉ để lại phần gốc dài 20 – 30 cm(có nghĩa là cắt cách gốc 20 – 30 cm). Cắt xong tiếp tục chăm sóc, tưới nước đủ ẩm thường xuyên, bón thêm ít phân lân và kali. Vài tuần sau cây sẽ tược mới, những tược này sẽ phát triển thay thế những cành nhánh cũ mà bạn đã cắt bỏ. Đến lúc này muốn cây “thấp lùn” cành nhánh chậm vươn dài bạn nên giảm bớt phân đạm, tăng cường thêm phân lân và kali, canh chỉnh việc tưới nước sao cho cây hơi bị “khát nước” một chút, tạo cho cây luôn đủ ánh sáng. Khi các tược mới ra phá triển cao khoảng 5,7 tấc thì cây ra hoa. Lúc đó bạn sẽ có một cây huỳnh đệ vừa lùn, vừa ra hoa rất đẹp
Đặc điểm của cây huỳnh đệ là cành nhánh luôn phát triển, vì thế sau khi chơi một thời gian cành nhánh lại dài ra, nếu muốn chúng “lùn ” xuống bạn lại tiếp tục cắt bỏ cành nhánh cũ như đã làm trước. Mong bạn kiên trì để luôn có một cây huỳnh đệ vừa ý. Chúc bạn thành công
Nguồn tin: Sách Hỏi đáp về hoa kiểng