Cây Xương Khô

cay xuong kho

CÂY XƯƠNG KHÔ

Cây Xương Khô hay san hô xanh,xương cá,cây giao,cành giao,cây bút chì (danh pháp hai phần: Euphorbia tirucalli) là một loài thực vật có hoa trong họ Đại kích.

cay xuong kho

Đặc Điểm Cây Xương Khô:
Cây Xương Khô là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh…). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.
Thân Cây Xương Khô chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
Cây Xương Khô dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.

cay xuong khocay xuong kho

Phân bố Cây Xương Khô:

Cây Xương Khô phân phối rộng rãi ở châu Phi, được tìm thấy nhiều ở phía đông bắc, miền trung và miền nam châu Phi. Nó cũng được tìm thấy ở một số đảo lân cận và bán đảo Ả Rập và đã được giới thiệu với nhiều khu vực nhiệt đới khác như Châu Á, trong đó có Việt Nam.

cay xuong kho

Cây Xương Khô có thể sống trong môi trường sống khác nhau, từ đồi cỏ, phần nổi trên mặt đá và rặng núi, dọc theo các bờ sông, bushveld và thảo nguyên nhiệt đới và các vùng có địa chất liên quan đến thay đổi từ đá sa thạch, đá granit và ryolit.

cay xuong kho

Công Dụng Của Cây Xương Khô:
Tên gọi chung phòng hộ Euphorbia tirucalli dùng để sử dụng rộng rãi của nó như là hàng rào được trồng xung quanh hộ trồng, vật nuôi habitations và bút. Bằng cách này, muỗi và những kẻ xâm nhập khác có thể sinh sống như trong euphorbias khác. Nhực của Euphorbia tirucalli rất độc và có thể gây mù mắt, mụn nước trên da, và thậm chí gây tử vong nếu nuốt nhiều nhựa của nó. Có ít nhất một ghi nhận trường hợp nó gây tử vong do xuất huyết dạ dày-ruột. Trong y học truyền thống nó được xem như là một chữa bệnh cho bất lực tình dục và thuốc giải độc một cho rắn cắn.Việc sử dụng Euphorbia tirucalli như là một chất độc cá cũng là ứng dụng tốt.

Vì nó không bị tấn công bởi sâu đục thân nên nó được sử dụng làm cột chống mái nhà.

cay xuong kho

Cây Xương Khô trong y học:

Công dụng chủ yếu là chữa chứng bệnh viêm xoang mũi.

Cây Xương Khô có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khử phong, tiêu viêm, giải độc. Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc). Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 – 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 5 tấc (50cm) chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít.

Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. Đếm cỡ 10 – 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.

Đặt ấm lên bếp, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 – 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 – 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

cay xuong kho

Lưu ý: Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi, để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng, nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông một cách thoải mái là được. Bình thường, chỉ sau từ 2 – 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai.

Sưu Tầm Và Biên Soạn