Cây Phật Thủ

cay phat thu

CÂY PHẬT THỦ

Cây Phật Thủ có tên khoa học là Citrusmedica var. sarcodactylis; là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật.

cay phat thu
Đặc Điểm Cây Phật Thủ:
Cây phật thủ thuộc loại thân gỗ, dạng bán bụi, cây cao khoảng 1-2m, phân cành nhiều, cành mềm, mọc ngang là trên mặt đất, từ gốc đến ngọn; trên thân có nhiều gai ngắn, nhọn.
Cây Phật Thủ hình trứng hay hình O-van to trung bình, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ, không có eo lá; Lá non có màu tím hồng ( màu của sắc tố antoxian ) ; mặt phiến lá có nhiều túi tinh dầu nhỏ, có mùi thơm đặc trưng.
Hoa Cây Phật Thủ mọc thành từng chùm, màu trắng, cuống hoa, bầu nhụy, chỉ nhị, cánh hoa có nhiều túi dầu tinh nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hoa Phật thủ thường bất dục hoặc không có phấn hoa, hoặc không có noãn, có giống bị bất dục đực cả 2, nuốm nhụy thường không có Necta để giúp cho hạt phấn nảy mầm. Vì vậy hoa Phật thủ rất nhiều, nhưng khả năng đậu quả rất thấp. Một cây Phật thủ có thể có hàng vài chục nghìn hoa, nhưng chỉ đậu được 6-8 quả.

cay phat thu
Quả Cây Phật Thủ có hình tay Phật, có thể có từ 11- 22 “ngón” , là những tâm bì, hay còn gọi là tử phòng – là những múi quả ở các loài cam quýt khác. Có giống “các ngón” bố trí giống hình tay phật xòe ra, có giống có hình bàn tay Phật nắm lại.

Quả Cây Phật Thủ thủ có thể to như quả bưởi, nhưng cũng có giống nhiều quả thì quả nhỏ giống như hình bàn tay vàng của tượng Phật. Ruột quả phật thủ không có múi, và thịt quả chỉ chứa đầy một chất trắng xốp gọi là Albedor, thành phần gồm nước, đường, vitamin và các chất khoáng.

Vỏ quả Cây Phật Thủkhi chín có màu vàng tươi vỏ dày có chứa nhiều túi dầu tinh thơm và dễ bảo quản. Trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, quả Phật thủ có thể trưng bày qua tháng 5 dương lịch mà vẫn tươi mới và thơm ngát cả gian phòng thờ cúng tâm linh.

cay phat thu

Công Dụng Và Ý Nghĩa Cây Phật Thủ:
Cây, lá, quả Cây Phật Thủđều có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: cất tinh dầu để dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm. Quả, rễ cây được dùng trong các bài thuốc dân gian từ thời rất xa xưa cho đến ngày nay ở cả phương Tây và phương Đông, nhất là các nước châu Á: Trung quốc, Nhật Bản và Việt Nam .
Đa số các nước vùng châu Á coi cây Phật thủ là loài cây cảnh tâm linh, bắt đầu bằng những truyền thuyết linh thiêng có từ đời nhà Đường bên Trung Quốc, vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, truyền đến Nhật bản và Việt Nam .

cay phat thu

Truyền thuyết cây Phật thủ:
Người ta truyền lại rằng khi vị Đường Tăng đi Tây trúc lấy kinh, về qua Tây tạng, ven dãy Hymalaya chập chùng, âm khí nặng nề, khắp mọi nơi đầy những hang động của đủ các loài yêu ma quỷ dữ. Một hôm trời đang sáng bỗn nhiên tối sầm, khắp nơi chỉ một màu đen như mực .
Xa xa trong các hang động của quỷ hiện lên những ngọn đèn màu đỏ quạch như màu máu chết khi tỏ khi mờ, khi như mời gọi những ai sa cơ lỡ bước. Nhưng kìa, lạ thay Thầy trò Đường Tăng đang bối rối buồn rầu, bỗng Tề thiên đại thánh nhìn thấy rất nhiều cây mọc ven đường nhô lên những bàn tay sáng rực rỡ như ánh mặt trời vẫy gọi và tiếng nói của Phật vang lên trầm ấm “Hãy đi theo ta , chớ có vào những hang động ở xa kia”.
Và thế là loài cây ấy với hương thơm dìu dịu làm cho thày trò Đường tăng hết mệt mỏi choáng váng, ánh sáng rực rỡ đã xua tan mọi bóng tối của tà ma .
Có một vài con quỷ định đến gần cây Phật thủ bên đường để nhổ bỏ, nhưng những chiêc gai sắc đã làm cho chúng không thể nào đụng vào được thân cây .
Ra khỏi chân núi Hymalaya, thầy trò Đường tăng không quên mang theo một nhành cây với những bàn tay ấm áp của Phật. Lạ kỳ thay, khi về tới nhà thì nhành cây cũng mọc rễ và xanh tốt bời bời.
Về sau này, loài cây ấy đã phát tán đi mọi nơi từ Đông sang Tây, với sức sống kỳ diệu. Ở đâu có cây Phật thủ mọc là nơi đó có cuộc sống yên lành. Đất và người sẽ chiến thắng mọi gian khó, sinh sôi và phát triển.

Sưu Tầm Và Biên Soạn