CÂY THÔNG ĐỎ – MỞ RA HƯỚNG ĐI MỚI
CHO LIỆU PHÁP TRỊ UNG THƯ
Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, chính quyền tỉnh vừa có chủ trương cho ngành lâm nghiệp địa phương triển khai phương án điều tra để xác định vùng phân bố thông đỏ trên địa bàn tỉnh với nguồn kinh phí dự kiến 400 triệu đồng; thời gian thực hiện từ nay đến đầu năm tới (bước một). Đồng thời, tỉnh này cũng đang khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu để tạo nguồn nguyên liệu thông đỏ dồi dào hơn nữa để sử dụng trong y học. Và, tại Lâm Đồng, một cánh đồng thông đỏ đã bắt đầu được tạo dựng.
Hầu hết các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định như TS khoa học Trần Khánh Viễn – nhà khoa học Pháp gốc Việt – trong “Dự án sản xuất generic chống ung thư taxol và taxoltere Việt Nam” về giá trị của thông đỏ: Hiện nay, trong hóa trị, hai dược phẩm được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư phổi là taxol và taxotere. Cả hai hoạt chất này đều được chiết xuất từ vỏ và lá cây thông đỏ. Trong nhiều năm qua, trước nguy cơ bị hủy diệt của loài dược liệu này trong tự nhiên và bởi những giá trị to lớn của nó trong thực tế, nhất là đối với ngành y tế, nhiều nhà khoa học ở Lâm Đồng – quê hương chính của cây thông đỏ VN – và trong nước đã bỏ ra không ít công sức để nhân giống loại cây lâm nghiệp thông đỏ.
Cách nay khoảng ba năm, sau thành công về nhân giống, các nhà khoa học ở Lâm Đồng đã tiến thêm một bước mới: Đưa cây thông đỏ từ rừng về trồng đại trà trên những cánh đồng như trồng các loại cây công nghiệp (trà, cà phê…); đến nay, đã mang lại kết quả rất khả quan. Thông tin về thông đỏ được chiết xuất ra các taxol và taxotere làm nguyên liệu bào chế thuốc chữa bệnh ung thư được các nhà khoa học trên thế giới công bố vào năm 2004. “Tuy nhiên, nguyên liệu taxus brevifolia có trong vỏ và lá thông đỏ để chiết xuất taxol trong thực tế là rất hiếm. Ở VN hiện nay, thông đỏ – taxus wallichiana zucc – trong tự nhiên chỉ tìm thấy ở Lâm Đồng (khoảng hơn 100 cây) và một quần thể rất nhỏ ở Khánh Hòa. Nếu đốn toàn bộ những cây thông đỏ để chiết xuất taxol thì số liều thuốc chữa trị ung thư bào chế được cũng chỉ là một con số rất bé. Bởi vậy, việc nhân giống và đưa ra trồng đại trà cây thông đỏ là vô cùng cần thiết” – TS Dương Tấn Nhựt, Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, người có nhiều năm nghiên cứu về cây thông đỏ – cho biết.
Cùng với những kết quả nói trên của các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên, sự thành công của thạc sỹ (ThS) Vương Chí Hùng với đề tài khoa học “Nghiên cứu quy trình trồng cây thông đỏ (taxus wallichiana zucc) để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh” tại Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt (do ông làm GĐ) lại là một thành công theo hướng khác mở ra một triển vọng mới về “tạo nguồn” cho việc bào chế dược liệu dùng trong y tế. Không thể dừng lại ở việc tạo cây giống trong phòng thí nghiệm mà phải tìm cách để đưa cây thông đỏ từ phòng thí nghiệm ra trồng đại trà như trồng các loại cây công nghiệp chè, cà phê… là suy nghĩ của ThS Vương Chí Hùng cùng các đồng sự cách nay vài năm. “Nếu không tạo được nguồn cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính thì nguy cơ tuyệt diệt của quần thể thông đỏ trên thế giới ngày càng đến gần”, ông Hùng nói.
Giữa năm 2007, đề tài khoa học về thuần hóa cây thông đỏ lâm nghiệp thành cây trồng nông nghiệp nhằm tạo nguồn dược liệu của Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Lâm Đồng với tên gọi “Nghiên cứu quy trình trồng cây thông đỏ (taxus wallichiana zucc) để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh” bắt đầu được triển khai. Qua nghiên cứu 49 dòng thông đỏ Lâm Đồng, các nhà khoa học của Trung tâm đã chọn được 9 dòng cho hàm lượng hoạt chất 10-DAB III và taxol cao và phù hợp với điều kiện “xuống núi” để đưa ra trồng đại trà. Thực ra, ngay từ hơn 10 năm trước, một số nhà khoa học đã từng đưa giống cây thông đỏ ở vùng núi cao Lâm Đồng về vùng núi sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) để trồng thử nghiệm nhưng công cuộc “hạ sơn” này gần như thất bại hoàn toàn.
Cuối cùng, khi triển khai đề tài, Trung tâm đã chọn vùng đất Tà Nung và Cam Ly của Đà Lạt – nơi có độ cao tương đương với độ cao của quần thể thông đỏ tự nhiên ở Lâm Đồng – để triển khai và bước đầu đã cho kết quả rất khả quan. Hiện tại, 7ha thông đỏ của Trung tâm đã cho thu hoạch. Các cán bộ của Trung tâm cho biết: Sau khi trồng được 18 tháng, thông đỏ cho thu hoạch lần đầu; tiếp đến, khoảng 2 – 2,5 tháng cho thu hoạch một lần. Hiện tại, vườn thông đỏ của Trung tâm cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn lá khô/năm (giá hiện tại là 50.000 đồng/kg); dự kiến từ năm thứ 5 trở đi, năng suất này sẽ được nần lên trên 8 tấn. Điều đáng nói nữa là thông đỏ được trồng và chăm sóc theo một chế độ đặc biệt sẽ cho hàm lượng taxol cao ít nhất là gấp hai lần so với thông đỏ tự nhiên ở rừng Lâm Đồng.
Theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng, chính quyền tỉnh vừa có chủ trương cho ngành lâm nghiệp địa phương triển khai phương án điều tra để xác định vùng phân bố thông đỏ trên địa bàn tỉnh với nguồn kinh phí dự kiến 400 triệu đồng; thời gian thực hiện từ nay đến đầu năm tới (bước một). Đồng thời, tỉnh này cũng đang khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu để tạo nguồn nguyên liệu thông đỏ dồi dào hơn nữa để sử dụng trong y học. Và, tại Lâm Đồng, một cánh đồng thông đỏ đã bắt đầu được tạo dựng.
Hầu hết các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định như TS khoa học Trần Khánh Viễn – nhà khoa học Pháp gốc Việt – trong “Dự án sản xuất generic chống ung thư taxol và taxoltere Việt Nam” về giá trị của thông đỏ: Hiện nay, trong hóa trị, hai dược phẩm được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong điều trị ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư phổi là taxol và taxotere. Cả hai hoạt chất này đều được chiết xuất từ vỏ và lá cây thông đỏ. Trong nhiều năm qua, trước nguy cơ bị hủy diệt của loài dược liệu này trong tự nhiên và bởi những giá trị to lớn của nó trong thực tế, nhất là đối với ngành y tế, nhiều nhà khoa học ở Lâm Đồng – quê hương chính của cây thông đỏ VN – và trong nước đã bỏ ra không ít công sức để nhân giống loại cây lâm nghiệp thông đỏ.
Cách nay khoảng ba năm, sau thành công về nhân giống, các nhà khoa học ở Lâm Đồng đã tiến thêm một bước mới: Đưa cây thông đỏ từ rừng về trồng đại trà trên những cánh đồng như trồng các loại cây công nghiệp (trà, cà phê…); đến nay, đã mang lại kết quả rất khả quan. Thông tin về thông đỏ được chiết xuất ra các taxol và taxotere làm nguyên liệu bào chế thuốc chữa bệnh ung thư được các nhà khoa học trên thế giới công bố vào năm 2004. “Tuy nhiên, nguyên liệu taxus brevifolia có trong vỏ và lá thông đỏ để chiết xuất taxol trong thực tế là rất hiếm. Ở VN hiện nay, thông đỏ – taxus wallichiana zucc – trong tự nhiên chỉ tìm thấy ở Lâm Đồng (khoảng hơn 100 cây) và một quần thể rất nhỏ ở Khánh Hòa. Nếu đốn toàn bộ những cây thông đỏ để chiết xuất taxol thì số liều thuốc chữa trị ung thư bào chế được cũng chỉ là một con số rất bé. Bởi vậy, việc nhân giống và đưa ra trồng đại trà cây thông đỏ là vô cùng cần thiết” – TS Dương Tấn Nhựt, Phó Viện trưởng Viện Sinh học Tây Nguyên, người có nhiều năm nghiên cứu về cây thông đỏ – cho biết.
Cùng với những kết quả nói trên của các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên, sự thành công của thạc sỹ (ThS) Vương Chí Hùng với đề tài khoa học “Nghiên cứu quy trình trồng cây thông đỏ (taxus wallichiana zucc) để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh” tại Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Đà Lạt (do ông làm GĐ) lại là một thành công theo hướng khác mở ra một triển vọng mới về “tạo nguồn” cho việc bào chế dược liệu dùng trong y tế. Không thể dừng lại ở việc tạo cây giống trong phòng thí nghiệm mà phải tìm cách để đưa cây thông đỏ từ phòng thí nghiệm ra trồng đại trà như trồng các loại cây công nghiệp chè, cà phê… là suy nghĩ của ThS Vương Chí Hùng cùng các đồng sự cách nay vài năm. “Nếu không tạo được nguồn cây con bằng phương pháp nhân giống vô tính thì nguy cơ tuyệt diệt của quần thể thông đỏ trên thế giới ngày càng đến gần”, ông Hùng nói.
Giữa năm 2007, đề tài khoa học về thuần hóa cây thông đỏ lâm nghiệp thành cây trồng nông nghiệp nhằm tạo nguồn dược liệu của Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Lâm Đồng với tên gọi “Nghiên cứu quy trình trồng cây thông đỏ (taxus wallichiana zucc) để làm nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh” bắt đầu được triển khai. Qua nghiên cứu 49 dòng thông đỏ Lâm Đồng, các nhà khoa học của Trung tâm đã chọn được 9 dòng cho hàm lượng hoạt chất 10-DAB III và taxol cao và phù hợp với điều kiện “xuống núi” để đưa ra trồng đại trà. Thực ra, ngay từ hơn 10 năm trước, một số nhà khoa học đã từng đưa giống cây thông đỏ ở vùng núi cao Lâm Đồng về vùng núi sông Hinh (tỉnh Phú Yên) và Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) để trồng thử nghiệm nhưng công cuộc “hạ sơn” này gần như thất bại hoàn toàn.
Cuối cùng, khi triển khai đề tài, Trung tâm đã chọn vùng đất Tà Nung và Cam Ly của Đà Lạt – nơi có độ cao tương đương với độ cao của quần thể thông đỏ tự nhiên ở Lâm Đồng – để triển khai và bước đầu đã cho kết quả rất khả quan. Hiện tại, 7ha thông đỏ của Trung tâm đã cho thu hoạch. Các cán bộ của Trung tâm cho biết: Sau khi trồng được 18 tháng, thông đỏ cho thu hoạch lần đầu; tiếp đến, khoảng 2 – 2,5 tháng cho thu hoạch một lần. Hiện tại, vườn thông đỏ của Trung tâm cho thu hoạch khoảng 2,5 tấn lá khô/năm (giá hiện tại là 50.000 đồng/kg); dự kiến từ năm thứ 5 trở đi, năng suất này sẽ được nần lên trên 8 tấn. Điều đáng nói nữa là thông đỏ được trồng và chăm sóc theo một chế độ đặc biệt sẽ cho hàm lượng taxol cao ít nhất là gấp hai lần so với thông đỏ tự nhiên ở rừng Lâm Đồng.
Hiện tại, đầu ra của thông đỏ là khá lớn: Chỉ riêng với nhu cầu của một số rất ít cơ sở chế biến dược ở TP HCM thôi thì tính ra nguồn nguyên liệu của Lâm Đồng cũng đã không đủ để cung ứng. Rồi nữa, cho đến nay, trên thế giới, nguyên liệu taxol để bào chế thuốc chữa trị ung thư chỉ có ở một vài quốc gia tiên tiến. Xin đưa thêm một dẫn chứng về đầu ra của thông đỏ: Tại VN, chỉ riêng năm 2006 và riêng Bệnh viện Ung bướu TP HCM đã phải chi ra 19 tỷ đồng để mua các biệt dược có nguồn gốc từ taxol và taxotere từ nước ngoài về để phục vụ việc chữa bệnh. Như vậy, về vấn đề về thông đỏ của VN trong lúc này và trong tương lai qua cái nhìn của các nhà khoa học hẳn không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nguồn nguyên liệu mà cần có một bước tiến xa hơn.
Sưu tầm