Cây Hoa Chó Sói Cùng Cơn “Khát” Mặt Trăng Máu

cay hoa cho soi

LOÀI HOA “KHÁT” MẶT TRẮNG MÁU HỆT CHÓ SÓI

Các nhà khoa học vừa công bố kết quả nghiên cứu về loài hoa duy nhất trên thế giới vốn rất yêu Mặt trăng máu.

Khám phá loài hoa kỳ lạ

Mới đây, kết quả một nghiên cứu kéo dài 4 năm về loài hoa Ephedra foeminea đã được các chuyên gia thuộc ĐH Stockholm công bố rộng rãi. Theo đó, các nhà khoa học đã rất bất ngờ khi nhận ra: đây là loài thực vật “khát” Mặt trăng duy nhất trên thế giới.

cay hoa cho soi

Cận cảnh loài hoa “khát” Mặt trăng máu như chó sói

Cụ thể, Ephedra foeminea là một loài thực vật sống và phát triển theo chu kỳ vận hành của Mặt trăng. Mỗi năm, loài hoa này lại thay đổi lịch thụ phấn dựa theo quá trình tròn – khuyết của “chị Hằng” và chỉ nở khi trăng tròn nhất. Vì lý do này mà các chuyên gia gọi chúng là “hoa chó sói”.

cay hoa cho soi

Loài hoa này sống dựa vào chu kỳ tròn – khuyết của Mặt trăng

Cũng trong khoảng thời gian trên, Ephedra foeminea tiết ra những giọt nước đặc biệt, tỏa hương thơm thu hút côn trùng như bướm đêm tới thụ phấn. Nhờ đó, hạt giống của chúng sẽ được phát tán đi xa nhanh chóng sinh sôi, nảy nở.

cay hoa cho soi

Giọt nước thu hút côn trùng tới thụ phấn được tiết ra vào ngày trăng tròn

Thực tế, kết luận đặc biệt này được phát hiện rất tình cờ trong quá trình nghiên cứu. Theo đó trong vòng 4 năm, các nhà khoa học đều thấy Ephedra foeminea tiết nước ra cùng một thời điểm. Tuy nhiên năm 2013, hiện tượng này đột nhiên không xảy ra.

Điều đó làm các chuyên gia thấy rất tò mò. Họ kiểm tra các dữ liệu, thông số khoa học khác và phát hiện ra, hoa Ephedra foeminea không nở vì thời điểm đó không có trăng tròn.

Chia sẻ thêm về nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, hiện nhóm vẫn đang tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân vì sao Ephedra foeminea có thể nhận biết chu kỳ Mặt trăng. Giả thuyết khả dĩ nhất thời điểm này, đó là chúng căn cứ vào lượng ánh sáng Mặt trăng phản chiếu Mặt trời lên Trái đất tại các thời điểm khác nhau để xác định thời điểm trăng tròn.

Theo Trí Thức Trẻ