Tiến Sĩ Trần Vinh Và Hành Trình Nhân Giống Cây Thủy Tùng

thuy tung

TIẾN SĨ TRẦN VINH VÀ HÀNH TRÌNH

NHÂN GIỐNG CÂY THỦY TÙNG

Thủy tùng là loại cây rất quý. Nó ưa sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Lá của nó có tinh dầu thơm và được dùng để làm thuốc chữa bệnh ung thư……

thuy tung thuy tung

Tôi thật sự giật mình khi tới thăm lại vườn trồng cây thủy tùng của TS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Cách đây khoảng 1 năm, mấy cây thủy tùng của anh mới cao khoảng 1 – 1,2 m. Lúc đó, tôi còn vuốt ve được ngọn cây. Nhưng hôm nay quay lại, nó phải cao tới 6 – 7 m hoặc hơn nữa. Đường kính gốc cây phải được 15 – 20 cm. Anh cho biết, nó mới trồng được một năm rưỡi.

Thật kỳ diệu vì loài cây này rất quý hiếm mà TS Trần Vinh nhân được giống và giống đó lại có tốc độ lớn phi thường. KS Hoàng Tùng đi cùng tôi lẩm nhẩm: “Thế này thì còn lớn nhanh hơn cả keo…”. Chúng ta đều biết, thủy tùng là loại cây cổ xưa, nó cùng thời với các loài khủng long khổng lồ. Những cánh rừng thủy tùng bạt ngàn mọc ngay trong các hồ nước bao trùm cả thế giới thời đó.

Thế rồi, những cơn chấn động địa chất, những trận băng hà dữ dội ở kỷ Ju-ra (cách đây 60 – 70 triệu năm) đã làm đảo điên mặt đất, chôn vùi các loài khủng long và cả những cánh rừng thủy tùng rộng lớn. Cho tới ngày nay, cả thế giới chỉ còn sót lại rất ít những cây thủy tùng. Ở Vân Nam (Trung Quốc) và ở Đắk Lắk cũng còn sót lại khoảng trên 100 cây mà thôi….Thủy tùng là loại cây rất quý. Nó ưa sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Lá của nó có tinh dầu thơm và được dùng để làm thuốc chữa bệnh ung thư. Gỗ của thủy tùng vừa chắc, vừa có vân rất đẹp mà lại có mùi thơm…

Ở Tây Nguyên, người ta mò thấy trong lòng một số hồ nước còn có những cây thủy tùng nằm dưới đó từ ngàn xưa. Họ đua nhau đi trục, vớt và bán nó với giá… cắt cổ! Tôi tới thăm bác Triều, Giám đốc một Cty vật tư thú y tại TP.HCM. Bác có một đôi lục bình cao bằng người tôi, làm bằng gỗ thủy tùng và có giá tới… 300 triệu đồng. Mới biết, gỗ thủy tùng quý như thế nào.

Từ xưa tới nay, chưa ai nhân được giống cây thủy tùng. Thật may, TS Trần Vinh trong quá trình mày mò nghiên cứu và được sự hỗ trợ đắc lực của các giáo sư nước ngoài, ông đã tìm ra được cách nhân giống thủy tùng. Tôi đến thăm ông và được chứng kiến hàng trăm cây thủy tùng đã được ông gây tạo, xếp đầy mặt sân. Ông đã mất rất nhiều công để tạo ra chúng. Tôi hái mấy lá, vò ra và ngửi. Nó có mùi thơm tuyệt vời.

Ngay sau vườn nhà, ông đã trồng hàng chục cây thủy tùng. Cây được trồng âm dưới mặt đất 30 – 40 cm. Ông tưới sũng nước. Nước đọng thành vũng xung quanh gốc cây. Tổ tiên của thủy tùng cũng mọc lên từ các ao hồ và sống tươi tốt ngay giữa các hồ nước đó. Vì vậy, nó mới có tên là thủy tùng.

Do đó, ta không lạ gì khi TS Trần Vinh trồng nó ngay trong các hố nước. Ông cho biết, nếu trồng trên cạn thì phải luôn luôn tưới sũng nước cho nó. Nước ngập xung quanh gốc mới tốt. Nếu ai trồng nó vào ven các hồ, ao (trồng ngay xuống nước) thì cây lên càng tốt. Với tốc độ như hiện nay, chắc chỉ trồng nó 10 – 15 năm là được thu hoạch. Mỗi nhà chỉ cần 5 – 10 cây là đã đủ để bà con ta đổi đời rồi…

Tôi có cảm tưởng như bắt được vàng! Trong lúc chúng ta chạy đôn, chạy đáo, tìm ngang, tìm dọc để xem có con gì, cây gì có thể giúp bà con nông dân vươn lên trong chặng đường gian khó này thì TS Trần Vinh lại đưa ra được một đối tượng tuyệt vời. Nó đâu chỉ giúp ta thu bạc triệu mà có thể thu tới bạc tỷ đấy!…

Nói ra, mọi người có khi không tin. Xin bà con hãy đến tận nơi mà xem. Nhà của TS Trần Vinh nằm ngay sau Viện KHKT NLN Tây Nguyên (Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk). Ông hiền lành và dễ tính, ai cũng tiếp. ĐT của TS Vinh: 0905.174.079.

Tôi hy vọng, thủy tùng sẽ là một đối tượng đột xuất mà mọi người sẽ quan tâm. Nếu có điều kiện, dại gì mà chúng ta không trồng……

Sưu tầm