BỆNH GHẺ NÁM – CÁI “SỢ” CỦA NGƯỜI TRỒNG CAM
Cây cam mật và cây chanh thường bị một chứng bệnh như sau: Trên lá có những mụn cóc nhô cao hơn mặt lá, làm cho lá bị cong lại, vặn vẹo và biến dạng. Trên trái và cành non cũng xuất hiện những mụn như vậy, làm cho vỏ trái và cành bị sần sùi, màu vàng nhạt. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để điều trị chúng?
Cây cam mật và cây chanh bị bệnh ghẻ nhám. Bệnh do nấm Elsinoe fawcettii gây ra .
Bệnh thường tập trung gây hại chủ yếu trên các bộ phận non của cây như lá non, cành non, trái non… trong điều kiện thời tiết nogns ẩm.
Trên lá non: Ban đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ mất màu, chỗ vết bệnh trong mờ. Sau đó vết bệnh lớn dần, màu đỏ nâu. Dần dần vết bệnh tạo thành mụn cóc nhô lên khỏi mặt lá, nhiều vết bệnh mọc dầy đặc, sờ lên mặt lá thấy mụn rộp, làm cho lá vặn vẹo, biến dạng. Xung quanh vết bệnh không có hoặc có một quầng vàng rất hẹp. Nếu bị tấn công trễ thì vết bệnh tập trung nhiều ở gần gân chính của lá, làm cho lá co rúm, có hình dạng lòng mo.
Trên cành non: vết bệnh cũng mọc nhô lên giống như trên lá, vết bệnh thường mở rộng hơn và dầy đặc hơn. Nếu nhẹ, vết bệnh sẽ làm cho cành sần sùi, màu vàng nhạt, có các vẩy màu vàng, khi cạo nhẹ các vấy này sẽ tróc ra. Nếu nặng sẽ làm cho cành bị khô, chết.
Trên trái non: Ban đầu vết bệnh nhỏ, sau đó lớn dần theo độ lớn của trái, vết bệnh nổi gờ, nhú lén như hình chóp nhọn ở trên vó trái, làm cho vỏ trái sần sùi, vỏ dầy, khô, ít nước và dễ bị rụng. Có những trái bị nặng, vết bệnh dầy đặc giống như rải cám trên vỏ, nên cỏ người gọi là bệnh “da cám”.
Nấm bệnh chỉ xâm nhập gây hại trên những bộ phận non của cây như trái non, lá non và cành non. Những cây còn nhỏ trong vườn ươm nếu bị bệnh tấn công sớm, nhiễm nặng có thể bị lùn.
Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên các lá, cành và trái bị nhiễm bệnh. Khi lá trái bị bệnh già, cành khô chết, bào tử nấm bệnh sẽ hình thành và lây lan sarig các cây khác nhờ mưa, gió, sương, côn trùng.
Ghẻ nhám là một trong những bệnh rất khó phòng trị. Để hạn chế tác hại của bệnh các bạn có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau:
– Khi thiết kế vườn phải làm liếp cao, hình mai rùa để kịp thời thoát nước khi có mưa, tránh vườn bị ẩm ướt kéo dài.
– Không trồng những cây giống đã bị bệnh.
– Thường xuyên cắt tỉa, thu gom những cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành tược… không có khả năng cho trái để tán cây luôn được không thoáng vườn cây luôn khô ráo, không bị ẩm thấp.
– Bón phân đầy đủ, cân đối giữa đạm, lân và kali, những vườn thường bị bệnh gây hại cần tăng cường thêm lân và kali để nâng cao sức đề kháng của cây với bệnh. Nên xử lý cho cây ra đọt, lá, hoa trái thành từng đợt tập trung, tránh cho cây ra đọt non, lá non, hoa trái lai rai quanh năm để cắt bớt cầu nối của bệnh trên vườn cây.
– Thường xuyên kiểm tra vườn cây để phát hiện sớm và cắt bỏ kịp thời các bộ phận bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh lây lan.
– Phun thuốc phòng ngừa bệnh vào các đợt cây la đọt non, lá non, hoa trái, sau đó phun định kỳ khoảng 10-15 ngày một lần bằng một trong các loại thuốc như: Benlate 50WP, Derosal 60WP,Polyram 80DF, Kumulus 80WP, Top plus 70WP, Copper-Zine 85WP, coc 85W… về liều lượng và cách sử dụng thuốc, các bạn có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì.
(Nguồn: Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng. Quyển 5: Cây ăn trái / Nguyễn Danh Vàn.- Tp.HCM: Tổng hợp, 2008. – 154 tr.; 20,5cm.- Đăng ký cá biệt: VB20103123)
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về CÂY CAM tại đây:http://cayhoacanh.com/cay-cam/