Ớt – “Sát Thủ” Của Chất Béo

ỚT – “SÁT THỦ” CỦA CHẤT BÉO

Vẫn tưởng, thực đơn bao gồm các món giàu gia vị cay chua có thể kích thích cảm giác ngon miệng, kéo theo là tình trạng ăn nhiều hơn bình thường và hậu quả làm cơ thể nhanh chóng tăng cân.

hinh (1)

Tuy nhiên những thông tin về kết quả những nghiên cứu mới nhất lại khẳng định tác dụng hoàn toàn ngược lại của thực đơn như vậy. Theo những nghiên cứu đó, một bộ phận gia vị cay có chứa Capsaicin. Đó là nguyên tố được mổ xẻ của nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong những năm qua. Người ta chỉ ra rằng, Capsaicin phát huy tác dụng tích cực trong phòng ngừa các bệnh ung thư và chữa trị phát phì. Capsaicin mang cho ớt vị cay gắt. Trái lại những hợp chất có nguồn gốc từ nó có mùi vị tương tự hạt tiêu và những gia vị cay gắt khác.

capsaicin

Bản thân hợp chất hóa học Capsaicin được phân lập độc hại đối với cơ thể con người. Với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các nhà sản xuất có thể chiết xuất Capsaicin ở dạng thuần khiết. Tuy nhiên quá trình sản xuất đòi hỏi yêu cầu chính xác cao trong khâu xác định liều thích hợp cho các sản phẩm, thí dụ các loại nước chấm, để tránh gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe (như tổn thương gan). Tuy nhiên Capsaicin với liều lượng nhỏ cho vào các món ăn và ở dạng tự nhiên có trong ớt rất an toàn.

Sát thủ của chất béo

Những nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên cơ thể động vật thí nghiệm cho thấy. Capsaicin có trong thực đơn phát huy tác dụng kìm hãm sự phát triển của các mô mỡ. Đó là những tin mừng đối với những người đang khổ sở vì tình trạng thừa cân. Hiện giới nghiên cứu đang nỗ lực tiến hành các thí nghiệm để trả lời câu hỏi: Liệu Capsaicin có mang lại hiệu ứng tương tự đối với con người?, tiếp theo là vấn đề: Có thể làm giàu hợp chất đó cho thực phẩm bằng cách nào? Béo phì đang là vấn đề liên quan đến bộ phận rất lớn nhân loại và đang trên đà phát triển mạnh. Vì thế tìm kiếm sự trợ giúp giảm cân bằng những giải pháp tự nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

cay ot

Những công trình nghiên cứu lâm sàng khác – đã được tiến hành với sự tham gia trực tiếp của con người cho thấy, các món ăn chứa những hợp chất có nguồn gốc Capsaicin phát huy tác dụng thúc đẩy nhanh hơn quá trình đốt cháy mô mỡ. Các nhà khoa học lý giải: khi ăn những món cay gắt, mạng thần kinh của hệ tiêu hóa sẽ gửi đến não bộ tín hiệu và theo chỉ đạo của cơ quan này, cơ thể lập tức phản ứng bằng việc đột ngột gia tăng sản xuất Adrenalin và tăng cường hoạt động của tim – nỗ lúc kéo theo sự đẩy nhanh quá trình đốt cháy năng lượng (mô mỡ).

Phòng ngừa ung thư

Ngoài tin vui dành cho người phát phì đang phấn đấu giảm cân, cũng có tin tốt lành dành cho đối tượng bị đe dọa nguy cơ ung thư xuất hiện. Đã nhiều năm những gia vị cay gắt trong thành phần chứa Capsaicin và những hợp chất có nguồn gốc từ hợp chất này được giới khoa học xếp vào nhóm các chất chống ô xy hóa – những hợp chất được chỉ định trong chiến lược phòng ngừa ung thư. Chúng là nguồn cung cấp tiềm tàng vitamin A, C và các thành phần khoáng chất cần thiết cho nhu cầu tăng cường sức mạnh hệ đề kháng của cơ thể như kali và magie.

“Tác dụng phụ” hữu ích

Khi ăn gia vị cay gắt, chúng ta thường có phản ứng phụ: uống nhiều nước, để dập tắt cảm giác “cháy” họng. Trong trường hợp Capsaicin, nước không hề phát huy tác dụng dập tắt đám cháy do nó gây ra. Bởi Capsaicin không tan trong nước. Thế nên sau khi uống nước, quá lắm chúng ta chỉ có thể đẩy Capsaicin đến những đoạn khác của hệ tiêu hóa cùng với sự gia tăng của cảm giác cháy bỏng. Mùi vị cay nồng của nó không bị vô hiệu hóa. Trái lại, nó có thể phát huy tác dụng “triệt tiêu” chất béo, sữa và thậm chí cả rượu.

Vậy nên ăn cay xứng đáng là đồng minh tuyệt vời của người giảm béo.

Sưu tầm