Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ

cây bơ

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƠ

I. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA HOA BƠ :

cây bơMặc dùhoa mang tính chất lưỡng tính, nhưng đặc điểm thụ phấn tùy thuộc vào hoạt động sinh lý của nhị và nhụy. Qua nhiều nghiên cứu hiện tượng nở hoa và thụ phấn được J.A.Samson (1980) quan sát ghi nhậnsự thụ phấn của hoa bơ mang tính tạp giao. Căn cứ vào thời gian hoạt động của nhị và nhụy, các tác giả đã chia bơ ra thành 2 nhóm:

– Nhóm A: hoa nở lần 1 vào buổi sáng; nhụy chín nhưng nhị chưa tung phấn; tiếp theo đó là thời kỳ hoa cụp lại; hoa nở lần 2 vào buổi trưa ngày hôm sau; nhị chín tung phấn nhưng nhụy không còn khả năng thụ phấn nữa.

Khoảng cách thời gian giữa 2 lần nở hoa của một hoa kéo dài trên 24 giờ.

Nhóm B: có đặc điểm nở hoa ngược lại: hoa nở một lần vào buổi chiều; nhụy chín sẵn sàng đón phấn; tiếp theo đó là thời gian hoa cụp lại khoảng dưới 24 giờ; hoa nở lần 2 vào buổi sáng hôm sau; nhị chín và tung phấn.

Như thế hai nhóm A và B có đặc tính bổ sung sự thụ phấn cho nhau để cây đậu quả tốt. Nghiên cứu và ứng dụng tập tính nở hoa của các giống là yếu tố quyết định việc trồng bơ có hiệu quả kinh tế.

Hiện tại chưa có đủ tài liệu để phân loại giống, nhưng vài tác giả đã phân chia một số giống như sau:

– Nhóm A: gồm các giống: Mexicola, Puebla, Jalna, Gottfried, Taylor, Queen, Dickinson, Waldin, Simmonds, Collinson, Wagner, Taft, Lula, Dunedin….

Nhóm B: gồm các giống: Wilslowson, Nabal, Pollock, Trap, Fuerte, Mc Donald, Schmidt, Tonnage, Linda, Hardy…

Trong đómột số giống có khả năng tự thụ phấn gồm: Hass, Trap, Lula, Waldin, Taylor, Fuerte, nhưng trồng riêng rẽ những giống này thường không thể cho năng suất cao được.

II. ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA CÂY BƠ

Cây bơ có rất nhiều giống thuộc các chủng khác nhau .

1. Về nhiệt độ: cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ, phân bố ở độ cao dưới 1.000 – 2.700 m.

Mỗi giống có yêu cầu về nhiệt độ khác nhau.. Tuy nhiên, người ta tạm chia các giống bơ ra thành 5 nhóm căn cứ vào sức kháng lạnh như sau:

Nhóm chịu lạnh rất giỏi: có Lula, Taylor…

Nhóm chịu lạnh giỏi: có Nabal, Hall, Tonnage…

Nhóm chịu lạnh khá: Booth 8, Monroe, Wagner, Choquette…

Nhóm chịu lạnh kém: Booth 7, Waldin, Hickson, Collinson, linda…

Nhóm chịu lạnh rất kém: Pollock, Trap…

2. Ẩm độ: lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 – 1.500mm.Khi bơ ra hoa, nếu gặp trời mưa dầm, ẩm độ không khí quá cao, hoa sẽ rụng nhiều. Do đó,bơ cần có một mùa khô mát để ra hoa đậu quả tốt. Mưa nhiều vào mùa quả chín cũng làm giảm chất lượng quả, hàm lượng dầu không cao.

3. Gió: Cây bơ có gỗ dòn, chống gió yếu nên vấn đề trồng cây che chắn gió có tác dụng hạn chế đổ gãy đồng thời giảm tốc độ bốc thoát hơi nước vào mùa ra quả (mùa khô) để cây không bị rụng trái. Gió còn làm trái cọ sát lẫn nhau, cọ sát với lá, cành gây ra bệnh sinh lý làm giảm giá trị trái bơ.

4. Đất đai: có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau: đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng. Nhưng vấn đề đặc biệt cần lưu ý làđất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giầu chất hữu cơ. Lớp đất thông thoáng thoát thủyphải sâu ít nhất là 90 cm. Đất có mạch nước ngầm thấp sâu ít nhất là 2m, vì trong thời kỳ đầu sinh trưởng, rễ bơ ăn cạn, cây vẫn phát triển tốt nhưng càng về sau,bộ rễ ăn càng sâu, gặp đất úng thủy, rễ phát sinh nấm Phytophthora làm chết cây.

III. KỸ THUẬT TRỒNG BƠ:

1. Cách nhân giống:
Gieo hạt, chiết hoặc giâm cành và ghép cây.
Phương pháp ghép nêm chồi ngọn đạt tỷ lệ sống cao trên 80%), cây con đạt tỷ lệ xuất vườn cao (trên 90%); thời gian xuất vườn ngắn nhất (8 – 10 tháng). Ở Đắc Lắc thời vụ ghép tốt là đầu hoặc giữa mùa mưa (tháng 5, 6, 7 và 8), sử dụng chồi non, cành bánh tẻ và mắt xanh để ghép là tốt hơn cả. Bơ sáp, bơ mỡ và bơ nước đều có thể sử dụng làm gốc ghép cho bơ. Phương pháp ghép nêm chồi ngọn cây sinh trưởng tốt hơn phương pháp ghép cắt và ghép áp đoạn cành.
– Gieo hạt thì sau 5 – 6 năm mới có quả – Chiết ghép và giâm cành thì sau 2 – 3 năm mới có quả
2.Cách trồng:
– Đào hố: sau khi đã dọn sạch cỏ và làm đất kỹ, đào hố rộng 60 cm, sâu 60 cm. Nên trồng vào đầu mùa mưa vàtrồng xen các giống bơ để tăng cường khả năng thụ phấn và đậu quả. Vì hoa bơlưỡng tính nhưng hoa đực và cái không chín cùng một lúc, nên không có khả năng tự thụ phấn

– Khoảng cách trồng: tuỳ theo chủng và giống , khoảng cách 7 x 7 m, trồng khoảng200 cây/ha.
Đối với chủng Antilles và những giống lai, có thể trồng ở khoảng cách khá thưa: 8x8m hoặc 10x10m.

Vấn đề xen canh: những năm bắt đầu trồng bơ, khi cây bơ toả tán chưa rộng, có thể trồng xen rau đậu nhưngkhông nên trồng cà chua, khoai tây vì nấm Verticilium có thể lan truyền cho cây bơ.

– Biện pháp giữ ẩm: giai đoạn còn nhỏ, bộ rễ bơ ăn cạn, cho nên vấn đề tưới giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để bơ không bị chết do nóng khô vào mùa nắng; nhất là đối với những vườn bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun vàkhông nên tưới đẫm vào gốc.

3.Bón phân:

a-Loại phân :

Phân hữu cơ :Trước khi trồng và trong những năm đầu,phải bón phân chuồng hoai 10-20 tấn/ha .

Phân NPK (giai đoạn cây còn nhỏ) : bón theo công thứcN – P2O5 – K2O với tỷ lệ 1-1-1.

Phân NPK (giai đoạn cây lớn) :nên tăng tỷ lệ K2O và N lêntheo tỷ lệ 2-1-2.

Phân vi lượng : Các nghiên cứu về phân bón cho bơ cho thấy bón phân không đủ và mất cân đối đã làm giảm độ phì đất dẫn đến giảm năng suất, cây bơ có hiện tượng ra quả cách năm nặng nề, quả nhỏ và có các triệu chứng rối loạn sinh lý sau thu hoạch như vàng lá, rụng lá.Ngoài N, P, K, các chất vi lượng như Fe, B, Zn dù chỉ bị cây bơ lấy đi qua các vụ thu hoạch với lượng nhỏ nhưng các kết quả nghiên cứu ở các vùng trồng bơ nổi tiếng trên thế giới cũng cho thấy cóhiện tượng thiếu vi lượng trên cây bơ và gây ảnh hưởng xấu đến năng suất,kích cỡ và chất lượng quả bơ.

b-Hướng dẫn bón phân cho cây bơ ghép:

Cây bơ ghép thường được trồng thuần thành vườn vớimật độ 200 cây/ha (7 x 7m). Bơ cũng có thể trồng rải rác trong vườn hoặc trồng làm cây che bóng, chắn gió cho các vườn cây công nghiệp. Cây bơ thực sinh thường mọc khỏe, ít được chăm sóc bón phân cây vẫn lớn nhanh. Khi trồng cây bơ ghép nên chú ý vấn đề chăm bón cho cây nhiều hơn.

* Thời kỳ kiến thiết cơ bản:

. Bón lót khi trồng: Đào hố rộng 60x60x60cm.

+ Phân chuồng hoai : 10-20 kg/hố

+ Phân hữu cơ sinh họcHVP 401B : 3 kg/hố

+ Phân vi lượngHVP ORGANIC : 0.3 kg/hố

+ Lân nung chảy : 0,5 kg/hố

+ Vôi : 0,3 kg/hố.

Lượng phân lót này được trộn đều với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

.Bón thúc sau khi trồng 20-30 ngày :

+ Phân NPK : 20-20-15+TE Đầu Trâu : 0,3kg/cây, chia làm 2 lần bón, mỗi lần 0,15kg/cây, cách nhau 1 tháng.

+Phân bón lá HVP (20-20-15) : pha 8 cc/ 8 lít nước,phun đều trên lá,định kỳ 7 ngày/lần

. Bón phân cho năm thứ hai:

+ Phân hữu cơ sinh họcHVP 401B : 3-4 kg/ cây

+ Phân vi lượng HVP ORGANIC : 0,3 kg/cây

+ Phân NPK: 0,5-1kg NPK 20-20-15-TE/cây .

+ Phân bón lá HVP (20-20-15) : pha 8 cc/ 8 lít nước,phun trên lá,định kỳ 7 ngày/lần

. Bón phân cho năm thứ ba:

+ Phân hữu cơ sinh họcHVP 401B : 3-4 kg/ cây

+ Phân vi lượng HVP ORGANIC : 0,3 kg/cây

+ Phân NPK: 1-1,5kg NPK 20-20-15-TE/cây .

+ Phân bón lá HVP (20-20-15) : pha 8 cc/ 8 lít nước,phun trên lá,định kỳ 7 ngày/lần

. Bón phân cho năm thứ tư: .

+ Phân hữu cơ sinh họcHVP 401B : 3-4 kg/ cây

+ Phân vi lượng HVP ORGANIC : 0,3 kg/cây

+ Phân NPK: 2-3 kg NPK 20-20-15-TE/cây .

+ Phân bón lá HVP (20-20-15) : pha 8 cc/ 8 lít nước,phun đều trên lá,định kỳ 7 ngày/lần

Lượng phân nàychia làm 3 lần bón trong mùa mưa. Mùa khô bón 0,2-0,3kg phân Đầu Trâu vào lúc tưới nước. Trồng cây bơ ghép, vào mùa khô nên tưới nước cho cây trong vòng 3-4 năm đầu sau khi trồng để đảm bảo tỷ lệ cây sống và sinh trưởng của cây. Khi cây bơ đã lớn, có thể hạn chế tưới nước.

* Thời kỳ kinh doanh:

trồng đến năm thứ tư bắt đầu cho quả khá nhiều, lúc này câycần nhiều kali hơn

. Sau khi thu hoạch :

+Hữu cơ sinh họcHVP 401 B : 4 -5 kg/cây

+Phân vi lượngHVP ORGANIC : 0,5 kg/cây

+Phân NPK : 2-3 kg Đầu Trâu AT1/cây,

+ Phân bón láHVP (22-16-12) : pha 8 cc/ 8 lít nước,phun trên lá,phun 3-4 lần,

mỗi lần cách nhau 7 ngày

.Trước khi ra hoa : (bón 1 tháng trước khi ra hoa) để tạo mầm hoa nhiều.

+ Phân NPK : 1-2kg Đầu Trâu AT2/cây

+Phân vi lượngHVP ORGANIC : 0,5 kg/cây

+ Phân bón láHVP (15-30-15) : pha 10g/ 8lít nước, phun đều trên lá,phun 3 lần,

mỗi lần cách nhau 7 ngày

.Khi đang nuôi quả:

+ Phân NPK : 3-5 kg Đầu Trâu AT3/cây tùy theo lượng quả nhiều hay ít

+ Phân bón láHVP (10-20-30): pha 10g/ 8lít nước, phun đều trên lá,phun 3 lần,

mỗi lần cách nhau 7 ngày

Phương pháp bón phân: Bón phân khi đất đủ ẩm, đào rãnh cạn xung quanh tán cây bơ, chiếu theo mép tán, bỏ phân vào rồi lấp đất.

.4- Vấn đề tạo tán và nuôi ong : Tiến hành từ nhỏ đối với những giống cây cao để tạo dáng cây không cao quá 6m và cành toả đều về các phía. Việc cắt xén cành khô, cành vượt cũng phải thực hiện sau mùa thu hoạch để giúp cây sinh trưởng bình thường và ngăn ngừa không cho sâu bệnh lan tràn.Bơ cũng như xoài có hiện tượng ra quả cách năm. Năm sai quả cần tỉa bớt quả để cây có đủ sức nuôi quả, quả sẽ to và chất lượng tốt.Trong vườn bơnên đặt một số đàn ong để trợ giúp cho việc thụ phấn
5- Trồng cây chắn gió: thân cành bơ rất dòn, dễ gẫy, nên vấn đề trồng cây chắn gió rất quan trọng. Thường dùng cây dương liễu: (Casuarina equisetifolia) trồng dày cách hàng bơ bìa 6m để che gió và giúp cho đất thêm nhiều chất dinh dưỡng.

IV-PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk): bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài khoảng 10mm, xanh và có những lằn ngang không rõ rệt. Trưởng thành, sâu làm nhộng trong các tổ lá, nằm yên 5-7 ngày rồi vũ hóa.

Dùng các loại thuốc trừ sâu nội hấp để phun diệt trừ. Nếu có điều kiện, trước khi phun thuốc, nên gỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng thêm hiệu lực của thuốc.

Sâu cắn lá: có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctia echo và Feltia subterrania F. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

– Rầy bông (Pseudococcus citri Risse): rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.

Bệnh thối rễ: do nấmPhytophthora cinnamoni gây ra, ở những chân đất có thuỷ cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Biện pháp phòng trừ:

+ Chọn giống ghép và gốc ghép chống chịu bệnh. Không dùng hạt giống bị nhiễm bệnh và vườn ươm giống phải tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn.

+ Trồng bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước nhanh khi mưa.

+ Tuyệt đối không dùng nước từ những vườn bơ bị bệnh để tưới.

+ Phải tẩy uế nông cụ kỹ càng.

+- Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và huỷ bỏ để bệnh không lan tràn.

Bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea): bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, mầu nâu. Những đốm này cũng có thể liên kết lại với nhau thành những mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm, có mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già để phát tán khi có điều kiện thích hợp.

Bệnh khô cành (Colletotrichum cloeosporiodes): nấm xâm nhập vào trên cành thường làm cành khô chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hoặc do công trùng chích hút, ăn vỏ quả, làm cho trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).

– Bệnh héo rũ: (Verticillium albo – atrum): cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc mầu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Sau thời gian vài tháng, mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc hai năm, cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả. Nấm tồn tại trong đất và gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng một hoặc hai năm. Thường áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:

+ Cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi, cắt bỏ những nhánh nhỏ, chết.

+ Không dùng cành tháp của những cây đã bị bệnh, nên dùng gốc ghép là những giống thuộc chủng Mexico.

+ Không nên xen canh hoặc luân canh bơ với các cây họ cà,…

+ Không trồng cây trên đất kém thông thoáng, ẩm thấp và úng thuỷ.

+ Dùng các thuốc hoá học phù hợp.

V. THU HOẠCH :

Cây ươm hạt bắt đầu có trái sau khi trồng được 5 hoặc 7 năm.Cây tháp bắt đầu cho trái bói sau khi trồng 1 đến 2 năm, nhưng không nên để quả 3 năm đầu ; năm thứ 4 chỉ để một số trái ,năm thứ 5 bắt đầu để trái. Sau trổ hoa từ 6 -12 tháng thì trái chín(tuỳ giống). Năng suất bình quân thường 8-20 tấn/ha. Thời điểm hái trái sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phẩm chất cũng như điều kiện bảo quản, vận chuyển. Thông thường dựa vào màu sắc của da, nhưng ở Califorlia, người ta giám định hàm lượng dầu trong cơm.Trái bơ có thể bảo quản lạnh hoặc ở nhiệt độ thường. Thông thường các giống bơ có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 7 độ C.

Sưu tầm