Kỹ Thuật Để Lai Tạo Cây Hoa Huỳnh Anh Nhiều Màu

cay hoa huynh anh

KỸ THUẬT ĐỂ LAI TẠO
CÂY HOA HUỲNH ANH NHIỀU MÀU

Thông thường cây Huỳnh anh chủ yếu có màu vàng, muốn cho có nhiều màu sắc phong phú đẹp và lạ mắt thì chúng ta phải ghép thêm các loại cây có màu hoa khác vào. Bài viết sẽ giúp các bạn có một cây huỳnh anh như ý.

cay hoa huynh anh

Hoa huỳnh anh có Tên khoa học: Allamanda cathartica. Họ: Apocynacea. Cây cũng rất thông dụng ở Việt Nam và thường được trông leo lên hàng rào của các ngôi nhà. Màu vàng đặc trưng, rực rỡ và hoa huỳnh nam đã làm cho loại cây này trồng nên thông dụng. Là loài cây dễ trồng, phát triển khá nhanh ưa nắng và thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Huỳnh anh có nhiều nhóm với màu sắc hoa khác nhau: Nhóm Huỳnh Anh hoa vàng còn có mấy loại khác như Huỳnh Anh lá nhỏ (tên khoa học: Allamanda cathartica cv). Huỳnh Anh hoa vàng nghệ: (tên khoa học: Allamanda schottii). Ngoài ra, Huỳnh Anh có hoa màu hồng (tên khoa học: Allamanda blanchettii) hay màu ngọc tên khoa học: Allamanda violacea) là 2 loại lạ nhưng không thông dụng làm vì cây ít hoa hơn, không nổi bật bằng các dạng huỳnh anh nhóm hoa vàng. Khá lạ và độc đáo trong nhóm hoa huỳnh anh thuộc họ Apocynaceae còn có một loài cây xuất hiện ở Việt Nam khá lâu tên là Cẩm Anh tên khoa học: Strophanthus gratus).

Muốn cây ghép có thể đẹp, việc trước tiên là phải kiếm được một cây hoa Huỳnh có gốc ghép tương đối lớn một chút (cỡ cổ tay trở lên là được). Những cây này thường được bà con trồng trước cổng, trước sân hoặc ở bờ rào trước nhà chứ ít khi thấy bán ở các điểm bán hoa kiểng tại thành phố. Khi đã có gốc ghép thì dùng cưa, dao cắt tỉa tạo thế cho cây theo ý muốn của mình rồi trồng vào trong chậu lớn có trộn sẵn phân mục, chăm sóc, tưới tắm cho đầy đủ. Sau khi trồng khoảng một tháng thì cây đâm chồi mạnh, chọn những chồi ưng ý ở đúng vị trí đã định để ghép loại hoa khác vào (để cho dễ hiểu tạm gọi mỗi chồi này là một “gốc ghép”). Khi “gốc ghép” có độ lớn cỡ đầu cây đũa ăn cơm là có thể ghép được.

Trên gốc ghép cắt bỏ một đoạn ngọn dài khoảng 5-7 phân, rồi dùng lưỡi lam chẻ đôi gốc ghép. Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với “gốc ghép”, cắt lấy một đoạn dài 5-7 phân (có khoảng 2-3 mắt lá), mỗi lá cắt bỏ khoảng 2/3 đến 1/2 lá, để cành ghép đỡ bị mất nước sau khi ghép (Phần này gọi là “cành ghép”, tại phần gốc của
”cành ghép” dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên tạo thành một hình nêm (vết cắt vạt cũng dài khoảng 1,5 – 2 phân), nhanh chóng đưa phần vạt nêm vào miệng ghép rồi dùng dây nilong quấn vừa đủ chặt, sau cùng dùng một bao nilon loại trong suốt chùm kín lên “cành ghép” và chỗ ghép để “cành ghép” không bị khô, che nắng cho chỗ ghép hoặc đưa cây ghép vào chỗ mát, sau khi ghép khoảng 15-20 ngày nếu thấy “cành ghép” còn sống thì tháo bỏ bao nilon và sau đó cũng khoảng 15-20 ngày thì tháo bỏ dây nilon quấn chỗ ghép. Sau khi ghép một thời gian tại chỗ nách lá của “cành ghép” sẽ nhảy tược mới, khi lớn những tược mới này sẽ ra hoa. Muốn cho cây có thể đẹp nên sửa tạo tán cho cây giống như việc tạo tán cho những cây kiểng khác.

Nguồn: Tạp chí Thông tin Khoa học và Công nghệ Đồng Nai