Hương Nhu “Xuất Chiêu” – Cảm Nắng “Bỏ Chạy Mất Dép”

cam nang

CẢM NẮNG “BỎ TRỐN”

KHI HƯƠNG NHU “RA TAY”

Cây hương nhu ở nước ta có hai loại: Trắng và tía. Hương nhu tía ở miền Trung và miền Nam thường gọi là “é tía’’, còn Hương nhu trắng thường gọi là “é lớn lá’’.Hương nhu trắng thường được khai thác để cất tinh dầu, để sử dụng ở trong nước và xuất khẩu. Còn hương nhu tía thường được trồng làm thuốc ở quanh nhà; dưới đây chúng ta sẽ chỉ nói về cây hương nhu này.

cay huong nhu

Hương nhu tía (Ocimum sanctum L.) là một loại cây nhỏ, sống hằng năm hoặc nhiều năm; có thể cao 1,5- 2m. Thân và cành thường có màu tía, có lông quặp. Lá có cuống dài, thuôn hình mác hay hình trứng, dài 1,5cm, mép có răng cưa, 2 mặt đều có lông. Hoa màu tím, mọc thành chùm, xếp thành từng vòng từ 6 đến 8 chiếc trên chùm; ít khi phân nhánh. Lá và hoa vò ra có mùi thơm giống như đinh hương. Khi cây đang ra hoa thì hái về, hái toàn cây, phơi khô trong mát để dùng dần làm thuốc.

Theo Đông y, hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 2 kinh phế và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mạo, giảm sốt, lợi thấp hành thuỷ. Dùng chữa mùa hè bị cảm nắng, hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh người phát sốt phát rét, đầu nhức, bụng đau, miệng nôn, thuỷ thũng, đi ỉa lỏng, chảy máu cam…

cam nang

Cảm nắng (thương thử)được Đông y chia thành hai loại: “dương thử’’và “âm thử’’.Dương thử là cảm phải nắng nóng… gây nên’’Dương thử’’ có những biểu hiện của’’ chứng nhiệt’’, phải dùng các vị thuốc mát, như kim ngân, rau má, sắn dây, lá tre… để chữa trị. Còn ‘’ Âm thử’’ là trong ngày hè nóng, đêm ngủ ngoài trời cho đỡ nóng, uống quá nhiều nước lạnh, nước đá, ăn quá nhiều những thứ rau quả sống lạnh,… khiến cho’’hàn khí’’ cảm nhiễm vào cơ thể mà gây nên bệnh . Trái với trường hợp trên, ‘’ Âm thử’’, có những biểu hiện của’’ chứng hàn’’. Để chữa trị’’Âm thử’’ (chứng hàn), cần dùng những vị thuốc cay ấm như hương nhu, tía tô, hoắc hương… Sách thuốc Đông y xưa thường viết: Hương Nhu là thuốc giải cảm trong hè (hạ huyết giải biếu chi dược); hoặc là: mùa hè dùng hương nhu, giống như mùa đông dùng ma hoàn (Hạ nguyệt chi dụng hương nhu, do đông nguyệt chi dụng ma hoàng).

Như vậy khi nói “hương nhu là vị thuốc chữa cảm cúm mùa hè”, cần hiểu đó là cảm mạo thể “âm thử” – do nhiễm lạnh trong mùa hè – với những triệu chứng như: Sợ lạnh, phát sốt, đau đầu, không ra mồ hôi, bụng đầy, chán ăn, lượm giọng nôn mửa, ỉa chảy…

Đơn thuốc chữa cảm mạo tiêu biểu có sử dụng hương nhu:

– Hương nhu ẩm: Hương nhu 8g, hậu phác 6g, bạch biển đậu 12g, sắc nước uống.Tác dụng:chữa mùa hè bị cảm do nhiễm gió lạnh, uống quá nhiều thứ nước mát, hoặc bị cảm nắng dẫn đến người phát sốt,sơ lạnh, đầu đau, ngực đầy, không mồ hôi.
Chữa cảm nắng nôn mửa ỉa chảy hoặc do mùa hè ăn quá nhiều các thứ sống lạnh:Hương nhu 12g, tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày.

Một số đơn thuốc chữa tri một số chứng bệnh khác, có sử dụng hương nhu:

Chữa trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp: hương nhu, hoắc hương, kinh giới, bán hạ, phục linh, đẳng sâm hoàng cầm- mỗi 10g, cam thảo 5g sắc với nước, chia thành 4-6 lần uống trong ngày.
Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi:hương nhu 9g, bạch mao căn ( rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

Chữa chứng hôi miệng:hương nhu 10g sắc với 200ml nước.Dùng súc miệng và ngậm.

Chữa trẻ con chậm mọc tóc:hương nhu 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.

Theo ytuong.danang.vn