CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU NGUYỆT QUẾ
Nguyệt quế thuộc họ long não. Là loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn với lá thường xanh, có mùi thơm, cao tới 10 – 18m. Lá nguyệt quế dài khoảng 6 – 12cm và rộng khoảng 2 – 4cm, với mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn. Được trồng nhiều ở các quốc gia Địa Trung Hải.
Nguyệt quế là nguồn cung cấp một loại gia vị trong ẩm thực từ lá, được dùng để tạo hương vị trong nấu ăn. Đây cũng là loại cây được sử dụng trong y học như làm thuốc giảm đau và chống viêm, chống oxy hóa, chống co giật trong động kinh.
Quả nguyệt quế có tác dụng điều kinh, trị tiêu chảy, bạch đới, phù thũng; Lá cây dùng làm gia vị, làm thuốc; Quả có mùi thơm có tác dụng trợ tiêu hóa, chữa táo bón hay tiêu chảy.
Công dụng của tinh dầu nguyệt quả:
– Được coi là một chất khử trùng tốt cho hệ hô hấp.
– Đặc biệt hỗ trợ tiêu hóa tốt, đau dạ dày.
– Chữa rụng tóc, kích thích mọc tóc, trị gàu, thích hợp da dầu là da dầu, nó cũng dưỡng tóc tốt.
– Giúp loại bỏ sự rối loạn tinh thần, mệt mỏi, nó mang lại một luống không khí mới mẻ.
– Giúp chống và chữa đau nhức, đau xương khớp.
– Có tính sát trùng, kháng khuẩn tốt vì vậy tốt cho hệ hô hấp, viêm hệ hô hấp.
– Giúp long đờm.
– Tinh dầu này thường được sử dụng trong các liệu pháp hương thơm như làm nước hoa, pha chế dầu massage.
Cách dùng tinh dầu nguyệt quế:
Trị rụng tóc, kích thích mọc tóc, chữa da dầu dầu, ngứa và gàu: Pha vài giọt tinh dầu nguyệt quế vào khoảng 20ml nước sạch, thoa lên chân tóc và da đầu sau khi gội sạch đầu, massage khoảng vài phút sau đó để tóc khô, cho tác dụng tốt hơn khi dùng kết hợp với tinh dầu vỏ bưởi và tinh dầu hương thảo.
Dùng trong các sản phẩm massage: Do có mùi hương độc đáo mà tinh dầu nguyệt quế thường được sử dụng trong chế biến nước hoa, ngoài ra do loại tinh dầu này có thể kích thích tuần hoàn máu tốt nên nó cũng được sử dụng trong các loại dầu massage.
Dùng làm nước súc miệng: Pha loãng với nước theo tỉ lệ 1/30 hoặc 1/100 để làm nước súc miệng tùy sở thích
Chất giảm ho mạnh:Do giúp long đờm mạnh nên giúp chống ho, cảm lạnh và cúm. Nó cũng hỗ trợ trong việc làm giảm tắc nghẽn phổi và viêm xoang. Dùng bằng cách xông hít hoặc pha với dầu nền và massage lên ngực, gan bàn chân. Hoặc đun sôi nước và thêm 5-10 giọt tinh dầu, ngâm một miếng vải vào dung dịch này và đặt nó lên ngực để giảm bớt cảm cúm, cảm lạnh và ho.
Giúp giảm đau: Pha cùng với dầu nền theo tỉ lệ 1/30, giảm tỉ lệ nếu muốn và xoa bóp vào vùng bị đau, nó cũng rất tốt khi giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu khi được massage lên gáy.
Dùng xông đốt: Đốt tinh dầu lá nguyệt quế hoặc nhỏ vào khu vực phòng ngủ sẽ có tác dụng xua đuổi mối, mọt và các loại côn trùng vì chúng chứa acid lauric.
Thuộc tính chống ung thư: tinh dầu lá nguyệt quế chứa acid caffeic, quercetin, euganol và catechins tất cả đều có tính cung cấp sức đề kháng chống lại các loại ung thư khác nhau. Chúng cũng chứa chất parthenolide giúp kiềm chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư cổ tử cung.
Giúp ngủ ngon: nhỏ và chiếc khăn tay vài giọt tinh dầu lá nguyệt quế và đặt dưới gối mỗi đêm. Hoặc bạn có thể nhỏ trực tiếp lên chăn, gối. Hoặc dùng với đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu.
Dùng để tắm: Pha vài giọt tinh dầu với nước tắm, hoặc nhỏ vào bồn tắm để ngâm mình khoảng 10 đến 15 phút, giúp thư giãn, chống mệt mỏi và chống cảm lạnh.
Sưu tầm