Cây Thị – Đặc Điểm Cây Thị

CÂY THỊ

Cây Thị có tên khoa học là Diospyros decandra, là một loại cây ăn quả.

Image00007 cay thi Image00009 cay thi

Đặc Điểm Của Cây Thị:
Cây thị là loài cây nhỏ, cao khoảng 5–6 m. Lá cây dài 6–8 cm, rộng 3–4 cm, ngọn lá nhọn mũi. Hoa sắc trắng, mọc thành chùm. Cuống hoa chia thành 3-6 múi.
Quả thị dáng tròn, khi chín có màu vàng, mọng nước, to khoảng 3–6 cm, thường chia thành 6-8 “múi”. Cuống hoa dính sát vào quả. Quả thị khi chín có mùi thơm dịu nhẹ, được ưa chuộng tại Việt Nam. Người ta thường lấy quả thị rồi treo trong nhà để thưởng thức hương thom của thị.
Quả thị chín ăn ngon nếu biết cách ăn (xoay quả và bóp nhẹ cho đến khi thịt quả mềm ra và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút).
Quả thị chín vào cuối mùa hè đến hết mùa thu.

Image00008 cay thi
Cây Thị là một loại cây có tuổi thọ cao, từ vài trăm đến cả ngàn năm tuổi, tuy rất khó trồng bởi kén đất và cần sự chăm sóc cầu kỳ. Các bộ phận cây lại được dân gian dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau làm cho con người trường thọ. Là loài cây gắn bó với đời sống con người và đặc biệt có ý nghĩa bởi câu chuyện cổ tích huyền thoại Tấm Cám, và từ lâu những trái thị thơm là thứ quả không thể thiếu được trong mỗi chiếc khăn mùi xoa cầm tay của những cô thôn nữ mỗi khi e thẹn hẹn hò hay được gặp người yêu.

Image00006 cay thiImage00001 cay thi

Công Dụng Của Cây Thị:
Quả thị có mùi thơm mát khi vừa chín tới, trong vỏ quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ester valerianic. Hương thơm này có tác dụng trấn tĩnh, giảm căng thẳng thần kinh, thư giãn.

Lá thị: Được dùng rất phổ biến để trị chứng táo bón, bụng anh ách căng đầy hoặc dùng lá thị tươi giã đắp làm mụn nhọt chóng vỡ mủ, hòa với rượu rịt vào chữa viêm tinh hoàn (thiên trụy) …

Vỏ thị: Nhân dân thường lấy vỏ bằng cách khía quả thị thành 6 – 8 mảnh, bóc ra dán lên tường vách hoặc cột nhà cho khô, khi dùng mới gỡ xuống.

Hạt thị: Theo tài liệu nước ngoài, hạt thị ngâm nước trà, uống có tác dụng kích thích sinh trưởng, chống lão hóa, làm thuốc dưỡng da, làm cho da hết nhăn, trở nên căng phồng, hồng hào. Về sau, hạt thị trở thành vị thuốc “cung đình” để giữ sắc đẹp (theo sử sách đời nhà Đường, Trung Quốc).

Rễ thị: Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, lột vỏ và chỉ lấy lớp vỏ trắng ở mặt trong, phơi hoặc sấy khô cất dùng dần.

SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN