CÂY NGUYỆT QUẾ TRỪ TÀ MA ĐUỔI BỆNH TẬT
Cây nguyệt quế được sinh ra từ tình yêu thuần khiết và là biểu trưng cho chiến thắng mãnh liệt nhưng khi du nhập vào Việt Nam nó được “gán” thêm yếu tố trừ tà đuổi ma…
Từ trước đến nay, trong một số cuộc thi ở Việt Nam, người chiến thắng đều được đeo vòng nguyệt quế nhưng chỉ là vòng nguyệt quế giả. Cây nguyệt quế được coi là biểu tượng của sự chiến thắng, có nguồn gốc từ Hy Lạp, xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại cách đây nhiều nghìn năm… Hiện nay, nó đã có mặt tại những vườn cây cảnh, trong rừng sâu của Việt Nam. Nó tồn tại thật nhưng người chiến thắng vẫn phải đeo vòng nguyệt quế tượng trưng, vì sao lại vậy? Có những bí ẩn gì liên quan tới cây chiến thắng, “thần hộ mệnh” này không? Nó hiện diện trong đời sống, sao không đeo vòng nguyệt quế thật cho người chiến thắng, mà lại làm “hàng giả” để tượng trưng?
Sinh ra từ truyền thuyết tình yêu lãng mạn
Theo thần thoại Hy Lạp, cây nguyệt quế được sinh ra từ tình yêu của thần Apolon (tượng trưng cho thần Mặt trời, âm nhạc, xạ thủ) và tiên nữ Dapnes. Tiên nữ Dapnes là con của thần sông Penes. Eros là con trai của thần Aproditer (thần tình yêu và sắc đẹp). Eros khi đó là một cậu bé tinh nghịch (sau này, Eros kế thừa cha, cũng trở thành một vị thần tình yêu và sắc đẹp lừng lẫy) nhưng vì mang trong huyết quản là thần tình yêu nên lúc nào cậu bé cũng muốn ghép đôi. Và vị thần nào trúng mũi tên vàng của Eros chắc chắn sẽ yêu rất mãnh liệt. Eros đã bắn 1 mũi tên đồng vào Dapnes và mũi tên vàng vào Apolon. Thế là, Apolon yêu tiên nữ Dapnes nhưng vị tiên nữ này đã không đáp lại tình yêu đó của vị thần Mặt trời.
Cuối cùng, để gìn giữ tình cảm tinh khiết của mình, Dapnes đã khẩn khoản cha mình là thần sông Penes bắn vào người mình một mũi tên. Mũi tên này đã biến Dapnes xinh đẹp thành cây nguyệt quế. Cây này có lá màu xanh mướt, hoa màu trắng tinh khiết, mùi hoa rất thơm, loa tỏa trong không khí sự dịu mát. Nó y như Dapnes xinh đẹp khi là tiên nữ. Cũng trong thần thoại Hy Lạp thì khi những vị thần làm việc nghĩa, trở về, đến cạnh cây nguyệt quế, mùi hoa tỏa ra thơm hơn. Nếu vị thần nào độc ác, cố tình ngắt cành, bẻ hoa nguyệt quế thì nó sẽ héo rũ và đem lại sự thất bại cho vị thần đó.
Từ sự lạ đó, các vị thần cho rằng, Dapnes chỉ phù hợp với người chiến thắng, đem lại may mắn cho thần chiến thắng, làm việc tốt nên mỗi lần ra trận, chiến thắng trở về, các vị thần đều được ban thưởng một vòng nguyệt quế xanh màu là và trắng màu hoa với mùi thơm dịu mát. Cây nguyệt quế nghiễm nhiên trở thành cây chiến thắng từ đó. Trong thần thoại Hy Lạp còn giải thích, vì chủ nhân của loài cây này là tiên nữ Dapnes, có tình yêu trong sáng, thuần khiết nên phù hợp với biểu tượng của sự chiến thắng. Thần thoại là vậy. Còn ngoài đời, sau này, trong tiếng Hy Lạp cũng ghi nhận Dapnes là nguyệt quế.
Sau này, các nhà khoa học đặt tên khoa học cho cây nguyệt quế là Muraya paniculata Laurus nobilis, thuộc họ Lauraceae. Nó là một loài cây thân gỗ hoặc cây bụi lớn với lá thường xanh có mùi thơm, cao tới 1018 m, có nguồn gốc tại khu vực ven Địa Trung Hải, vùng có mùa khí hậu lạnh lẽo. Lá nguyệt quế dài khoảng 612cm và rộng khoảng 24cm, với mép lá nhăn và có khía răng cưa đều đặn rất đặc trưng. Nó là một loài cây có hoa đơn tính; hoa đực và hoa cái mọc trên các cây khác nhau…Theo các nhà thực vật học, các tài liệu y học thì cây nguyệt quế có chất được dùng để chống ôxi hóa, giảm đau,â chống viêm nhiễm và chống co giật (của bệnh động kinh). Các nhà khoa học nông nghiệp Âën Độ thì khẳng định rằng, trong lá, hoa và vỏ của nguyệt quế, nhất là ở các lộc non có nhiều tinh dầu. Bài thuốc đông y của người làm thuốc nam thì sử dụng hầu hết các bộ phận của cây nguyệt quế như vỏ, lá, rễ, hoa, quả tươi (quả phơi khô) làm các vị thuốc chữa bệnh ỉa chảy, ho có đờm, phong thấp, đau nhức răng, đắp vết thương…
Như vậy, xuất thân của nó trong thần thoại hay ngoài đời, đều là cao quý, đều liên quan đến con người và tình yêu. Sự bí ẩn cũng có thể xuất phát từ đây.
Trừ tà ma, xua đuổi bệnh tật?
Thời gian qua, cây nguyệt quế được nhiều người tìm mua và trồng trong những chiếc chậu, đặt ở trong nhà. Cây nguyệt quế có vẻ “lên ngôi” từ khi người ta rỉ tai nhau rằng, trồng nó trong nhà sẽ trừ được tà ma, xua đuổi được bệnh tật.
Ông Nguyễn Thế Tài, ở thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), người có vườn nguyệt quế rất “ấn tượng” cho biết, nguyệt quế đã mang lại cho gia đình ông sức khỏe, sự bình an. Theo ông Tài, từ khi được giới thiệu và hứng thú với cây nguyệt quế, gia đình ông đã bình yên trở lại, mấy người thân đang ốm đau, quặt quẹo đã hồi phục và khỏe lại. Từ ngày cây nguyệt quế hiện diện, sự u ám, nỗi buồn lẩn quất bị bỏ xa, các thành viên trong gia đình cảm nhận được không khí trong lành và sự thanh thản mỗi khi ở nhà.
Ông Tài kể: Trước đây, con gái và vợ ông rất hay nhìn thấy người âm, mặc áo trắng, đi lại khắp nhà vào ban đêm. Nhiều đêm, đang ngủ, con gái ông rú lên, 2 vợ chồng chạy sang phòng con, vẫn thấy bình thường. Lay gọi con, hỏi vì sao thì cháu bảo là mê ngủ. Vợ ông cũng nhiều lần tâm sự rằng, đêm đến, nhìn thấy rất nhiều người đàn ông, đàn bà mặc áo trắng đi quanh nhà, thậm chí đi qua đầu giường 2 vợ chồng. Họ chẳng làm gì cả, chỉ mỉm cười, có khi ngồi ở đầu giường, rồi lại đi. Từ khi cây nguyệt quế được ông trồng trong các chậu, để quanh vườn cảnh và để ngay sảnh nhà thì không thấy con gái mơ ngủ, không thấy vợ tâm sự nhìn thấy ma nữa.
Anh trai và cháu ông, đang mắc bệnh, trước đó rất bi quan về tình trạng bệnh của mình. Từ khi gia đình trồng cây nguyệt quế, anh và cháu bỏ dần suy nghĩ bi quan về bệnh tật đi (trước đó thì rất nặng nề, có cái nhìn bi quan về cuộc sống thông qua lăng kính của người bệnh và không muốn chữa bệnh).
Ông Tài cho biết: “Tôi không tin lắm cái sự chẳng rõ ràng mà vợ và con gặp phải. Bởi, thần kinh tôi khỏe, không nhìn thấy ma quỷ bao giờ. Nhưng tôi cũng là người có chút “căn cơ” về bói toán nên tôi cảm nhận được lời vợ, con nói là đúng. Tôi đã đi gặp một ông thầy mà tôi vẫn gọi là sư phụ. Nhìn thấy tôi, ông ấy nói ngay rằng, cây chiến thắng ấy hợp với mệnh của vợ con cậu. Bỏ nó đi, nhà cậu sẽ rơi vào trạng thái cũ. Tôi giật mình, bởi, tôi chưa từng kể với sư phụ là nhà trồng nguyệt quế”.
Ông Tài kể tiếp: “Sư phụ phân tích rằng, sao của vợ con tôi là các vị thần… những vị thần đó rất hợp với thần tình yêu, thần mặt trời, thần đất, nước. Mà, cây đó là cây được kết hợp từ các vị thần nên nó sẽ giúp vợ con cậu không bị tà ma, bệnh tật ám ảnh.” Đó là lý do vì sao, trong vườn nhà ông Tài có nhiều cây nguyệt quế như vậy.
Theo phân tích của ông, mỗi một nhánh cây, tượng trưng cho 10 năm phát triển. Cây 4 nhánh, nhánh màu bạc phếch như gỗ mốc có tuổi đời 40, bán trên thị trường khoảng 30 – 35 triệu đồng. Ông Tài khẳng định: “Từ khi biết “công dụng” của cây này đối với gia đình mình, tôi không bán mà chỉ cho những ai quý nó, biết về nguồn gốc và trân trọng nó. Tôi còn hướng dẫn cả cách trồng. Đặc biệt, không nên trồng nguyệt quế trong chậu bằng sứ đẹp mà trồng vào cái chum, được nung nguyên bản bằng đất sét. Như thế, cây sẽ cho lá xanh và hoa thơm hơn rất nhiều. Tôi cũng chẳng biết vì sao lại thế, cũng có thể cây nguyệt quế được sinh ra từ vị thần Mặt trời, con thần sông nước nên hợp với chum đất nung?”.
Với cái sự ‘tín” cây của ông Tài, thì nguyệt quế còn là cây mang ‘thần tài”, mang lộc vào nhà. Ông Tài lý giải, nó là cây chiến thắng nên lộc về đầy nhà là đúng rồi. “Từ ngày có cây lộc này, công việc làm ăn của tôi và gia đình hanh thông hơn nhiều. Tôi cũng giới thiệu cho nhiều người bạn về cây chiến thắng. Họ cũng hào hứng trồng nó và nhiều người phản hồi lại rằng, từ ngày có nó trong gia đình, mọi việc tiến triển theo chiều hướng tích cực. Tôi cũng mừng vì mình đã làm được việc tốt, có ý nghĩa cho bạn bè”, ông Tài nói.
Việc cây nguyệt quế có thể xua ta đuổi ma hay mang tài lộc cho gia chủ chỉ là quan điểm chủ quan của một số người và chưa được kiểm chứng khoa học. Điều quan trọng hơn, cây nguyệt quế cần được nhìn nhận ở góc độ là biểu tượng của khát vọng chiến thắng, của sự vươn lên. Và đó cũng là điều mà nhiều gia đình đã mua cây nguyệt quế về trồng trong nhà với mong ước con cháu sẽ thành danh, có ích cho đời…
Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểmvà địa điểm mua cây nguyệt quế, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.
Sưu tầm