Giải Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Dâu Tây

Ảnh tham khảo

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

TRÊN CÂY DÂU TÂY

Bệnh hại

 1. Bệnh đốm lá: Thường do 2 loại nấm bệnh gây ra.

– Bệnh đốm lá trắng (Mycosphaerella fragariae): Đốm bệnh màu trắng ở phần trung tâm và viền đậm bao quanh. Bệnh gây tổn thương ở thân, lá, cuống hoa, cuống quả làm chết hoa và trái non, bệnh làm giảm năng suất và sức sống của cây.

– Bệnh đốm lá đỏ (Phomopsis obsscuans): Đốm bệnh có hình quả trứng hay hình tam giác có màu nâu sáng chuyển sang màu đỏ ở các mô bào giữa các gân lá.

benh dom la
bệnh đốm lá

Biện pháp phòng trừ:

– Tỉa các lá bệnh, thu gom và đem tiêu hủy, không để lây lan nguồn bệnh sang các chậu dâu khác;

– Bón phân cân đối NPK;

– Phát hiện bệnh sớm và phun phòng bằng thuốc hóa học có hoạt chất Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Kasugamycin + Oxychloride, Thiophanate-Methyl… (như thuốc Rovral 50WP, Score 250ND, Toppsin 70WP, Kasuran 47WP, …).

2.Bệnh mốc sương:

benh moc suong
Bệnh mốc sương

– Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ, nhiệt độ cao, bệnh lây lan nhanh gây thất thu lớn đến sản lượng và chất lượng trái. Bệnh xuất hiện cả ở trên thân, lá, trái.

Biện pháp phòng trừ:

– Ngắt tỉa lá bị bệnh đem tiêu hủy không để lây lan sang các chậu dâu khác;

– Bón phân cân đối NPK;

– Phun phòng bằng thuốc hóa học, sử dụng thuốc có hoạt chất Thiophanate-Methyl, Mancozeb, Propineb, Fosetyl Aluminium …( như thuốc Toppsin 70WP, Dithane M45-80WP, Vimancoz, Dipomate 80WP, Antracol 70WP…).

3.Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca macularis), bệnh mốc xám (Botrytis cinerea):

* Xuất hiện trong điều kiện ẩm độ cao, chế độ lưu thông khí kém, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn quả chín. Đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện sau đó lan rộng bao phủ cả trái là lớp mốc xám. Hoa, trái non cũng nhiễm bệnh làm trái khô.

Biện pháp phòng trừ:

– Ngắt tỉa trái bị bệnh đem tiêu hủy không để lây lan sang các chậu dâu khác;

– Trái đã thu hoạch nên bảo quản ở nhiệt độ thấp để ngăn chặn bệnh phát triển.

– Phòng trừ bằng các loại thuốc trừ bệnh cây có hoạt chất Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium… (như thuốc Teldor, Rovral, Aliette, Score 250ND, Anvil 5SC, Saizole 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC).

4.Bệnh thối trái:

Benh thoi trai
Bệnh thối trái

* Bệnh thối trái do nấm Botrtis Cinerea: Biểu hiện đầu tiên là những đốm nâu sáng sau đó lan rộng cả trái có phủ một lớp mốc xám, làm trái khô. Bệnh này xâm nhiễm từ giai đoạn quả xanh đến chín.

* Bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia: Vết bệnh ban đầu có màu nâu đậm, sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh lây nhiễm khi trái đang giai đoạn chín tiếp xúc với đất trồng.

* Bệnh thối trái do nấm Phytophthora cactorum: Bệnh làm trái non và trái chín biến màu. Trái xanh cứng lại và chuyển sang màu nâu, trái già chuyển màu trắng tái hoặc hơi nâu và mềm. Trái bị bệnh khô teo nhỏ và dai, mất hương vị, có mùi khó chịu và hơi đắng.

Biện pháp phòng trừ:

– Chọn chậu trồng dâu thoát nước tốt,

– Dùng cỏ khô hoặc màng phủ polyme để phủ quanh gốc dâu nhằm hạn chế trái tiếp xúc đất trồng.

– Bón cân đối NPK, tăng cường Kali trong mùa mưa.

– Cần xử lý đất trước khi trồng.

– Phòng trừ định kỳ bằng các loại thuốc bệnh Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Difenoconazole, Hexaconazole, Fosetyl Aluminium… (như thuốc Teldor, Rovral, Aliette, Score 250ND, Anvil 5SC, Saizole 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC).

– Ngắt bỏ các trái bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng các chậu dâu khác.

5. Bệnh đốm đen: do nấm Colletotrichum acutatum gây ra.

benh dom den
Bệnh đốm đen

Triệu chứng bệnh: khi trái chín xuất hiện những đốm tròn có màu nâu và sau đó biến thành màu đen hoàn toàn, trái héo.

Biện pháp phòng trừ:

– Áp dụng các biện pháp phòng bệnh như các bệnh khác trên cây dâu tây.

– Sử dụng giống sạch bệnh.

– Đối với bệnh này không có thuốc đặc trị đạt 100%, mà chủ yếu phòng bệnh là chính. Sử dụng một số thuốc có hoạt chất Iprodione, Iprodione+Carbendazim, Propineb, Metalaxyl….để phòng bệnh là tốt nhất (như thuốc Ridomil, Antracol, Mataxyl 25WP, Ridomil 240EC, Rampart).

Sâu hại

1. Nhện đỏ:

nhện đỏ
Nhện đỏ

* Chích hút nhựa làm cây phát triển kém, giảm năng suất, chất lượng quả giảm. Nhện thường ký sinh ở mặt dưới của lá.

* Biện pháp phòng trừ:

– Bón phân cân đối NPK giúp cây sinh trưởng tốt;

– Phòng trừ bằng thuốc trừ nhện đặc hiệu có hoạt chất Hexythiazox, Propargite, Halfenprox (như thuốc Nissorun 5EC, Comite 73EC, Sirbon 5EC).

2. Bọ trĩ, rầy rệp:

bo tri, ray rep
Bọ trĩ, rầy rệp

* Phá hoại búp lá, lá non, thân non, chích hút nhựa làm cây suy kiệt, sinh trưởng kém, giảm nụ hoa, giảm năng suất, phẩm chất kém.

* Biện pháp phòng trừ:

– Kiểm tra theo dõi phát hiện sớm và phòng trừ khi có triệu chứng bị hại, dùng thuốc hoá học trừ rầy, rệp, bọ trĩ có hoạt chất Etofenprox, Buprofezin, Cypermethrin (như thuốc Trebon 10EC – 20WP, Applaud 10WP, Sherpa 25EC).

3. Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá:

nhện đỏ
Sâu ăn tạp, sâu cuốn lá

* Sâu ăn tạp ký sinh trong phần gốc phá hoại chủ yếu vào ban đêm, ăn lá và phần thân non của cây.

* Sâu cuốn lá làm gãy cuống lá, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trừ:

– Xử lý đất trước khi trồng cây con.

– Phòng trừ bằng thuốc hoá học.

Lưu Ý: Cách tốt nhất để giảm các bệnh hại cho cây dâu tây nên sử dụng bón Phân Gà Hữu Cơ Lưu Ích. Công dụng của Phân Gà Hữu cơ Lưu Ích:

– Giúp cải tạo đất, giữ ẩm, tăng độ phì nhiêu và tươi xốp cho đất.

– Giúp cây dâu tây tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng có sẳn từ đất.

– Giảm sâu bệnh, giảm chi phí, giảm lượng phân bón hóa họ

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụngđịa điểm mua cây dâu tây, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm