Cây Chiêu Liêu – Vị Thuốc Quý

cay lieu chieu

CÂY CHIÊU LIÊU – VỊ THUỐC QUÝ

Cây chiêu liêu hay còn gọi là cây kha tử, chiêu liêu xanh, tiếu, sàng, cà lích (Ba na). Tên khoa học là Terminalia bellirica, thuộc chi Chiêu Liêu, hay chi Bàng (Terminalia).

cay lieu chieu

Nguồn gốc

Cây Chiêu liêu mọc hoang và được trồng ở một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế giới, cây Chiêu liêu mọc hoang và được trồng ở các nước Đông Nam á (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện), ấn Độ. Trước đây, Trung Quốc phải nhập vị Kha tử ở ấn Độ và Việt Nam, nay đã trồng được ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây.

cay lieu chieu

Đặc điểm

Cây to, cao 15-20m. Cành non có lông. Vỏ thân màu xám nhạt, có vách nứt dọc. Lá mọc so le, đầu nhọn, 15-20cm, có lông mềm, sau nhẵn. Ở đầu cuống lá có 2 tua nhỏ. Hoa nhỏ, màu trắng vàng vàng, thơm, xếp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, phủ lông màu đồng. Quả hình trứng thuôn dài 3-4cm, rộng 22-25mm, tù hai đầu, không có cánh,ốc 5 cạnh dọc, màu nâu vàng nhạt, có thịt đen. Hạch chứa một hạt dày 4mm, có lá mầm cuộn.

Cây ra hoa tháng 5-6, có quả tháng 8-9 trở đi.

cay lieu chieu

Công dụng

Quả Chiêu liêu hay Kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên; còn dùng chữa ho mất tiếng, di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên 3-6 quả loại trung bình đủ để xổ, do vậy không dùng quá liều. Những lá bị sâu chích và tạo ra những mụn lỗi dạng sừng, dẹp và rỗng có thể dùng trị ỉa chảy và lỵ của trẻ em. Trẻ nhỏ 1 tuổi dùng liều 0,05g; cứ 3 giờ uống một lần.

Một số hình ảnh về cây chiêu liêu

cay lieu chieu

cay lieu chieu

cay lieu chieu

cay lieu chieu

cay lieu chieu

cay lieu chieu

Sưu tầm