Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dương Xỉ

cây dương xỉ

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯƠNG XỈ

Cây dương xỉ là cây mọc hoang dã rất đẹp, được rất nhiều người chọn trồng làm cây cảnh. Cây dương xỉ có khả năng hấp thụ một số chất độc hại có trong không khí, làm sạch môi trường. Cây dương xỉ có thể trồng chậu trang trí nội thất hoặc trồng thành bụi trang trí sân vườn.

cây dương xỉ

Cách trồng cây dương xỉ:

Phương pháp nhân giống cây dương xỉ: Thường dùng phương pháp tách gốc, có thể thực hiên khi thay chậu. Lấy cây cảnh từ trong chậu cũ ra, thay bỏ đất cũ và cắt đi những phần gốc đã hỏng, sau đó tách cây và rễ ra. Khi cây mọc lên là có thể trồng vào chậu.

cây dương xỉ

Cách chăm sóc cây dương xỉ:

Ánh sáng: là loại cây cảnh không chịu được ánh sáng mạnh cũng như thời gian dài trong bóng râm. Tốt nhất nên trồng ở vị trí có ánh sáng tỏa ra trong nhà.

Nhiệt độ: Thích hợp với môi trường ấm áp, nhiệt độ phát triển tốt nhất trong khoảng 15 -200C, nhiệt độ không được dưới quá 100C.

Nước: là loại cây cảnh chịu được khô, nhưng không được quá ẩm hoặc quá khô, cần luôn giữ độ ẩm cho đất trong chậu.

Đất: Thích hợp với hỗn hợp đất mùn, cũng có thể trồng trong nước, tốt nhất cách một năm thay chậu một lần.

Phân bón: Không ưa bón, cũng không nên bón phân kích thích phát triển. Khi bón phân tuyệt đối không được để rây vào bề mặt lá, nếu không lá sẽ rất dễ bị hỏng.

cây dương xỉ

Phòng chống bệnh thường gặp :

Bệnh đốm lá, bệnh nấm rễ: Cần tăng cường điều tiết bón phân, bón một lượng thích hợp lân và kali, đồng thời cắt bỏ những lá bệnh và cỏ dại, giữ khoảng cách thích hợp giữa các gốc cây. Sau khi phát bệnh đốm lá, chủ yếu dùng dung dịch Carbendazim 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 800 hoặc Chlorothalonil 75% pha loãng với tỷ lệ 1 : 600 – 800, cách 7 -10 ngày phun một lần.

Bệnh côn trùng vảy cứng, bệnh rệp: Bệnh côn trùng vảy cứng chủ yếu là do gốc cây cảnh quá dày, không thoáng gió, dùng dung dịch Malathion 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1 .200, mỗi tuần phun 1 lần, mỗi lần phun 2 – 3 lượt.

Sưu tầm và biên soạn.

cây dương xỉ