SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG
Sâu non đục vào bên trong ngọn cành làm chết khô. Ngài hoạt động chủ yếu vào chiều tối.
Cách phòng trị: Tiêm các loại thuốc trừ sâu vào lỗ đục của sâu rồi bịt kín bằng đất sét. Dùng mốc sắt để bắt sâu. Cắt bỏ những cành khô chết.
2. Sâu đục trái (Dichcrosis punctiferalis)
Sâu có màu trắng xám nhạt thường đục vào bên trong trái, đùn phân và mạc vỏ ra ngoài.
Cách phòng trị: Vệ sinh vườn, dọn sạch các dư thừa thực vật trong vườn. Phun các loại thuốc trừ sâu như Sevin, DDVP nồng độ 0,2% ở giai doạn trái đang phát triển, phun định kỳ 10 – 15 ngày/lần.
3. Ruồi đục trái (Dacus spp.)
Cách phòng trị: Cách hữu hiệu nhất là đặt bẫy, có thể dùng chuối, cam, khóm chín trộn với thuốc trừ sâu như Furadan, Azodrin để dụ và diệt ruồi. Hoặc dùng thân lá cây É tía đâm nát trộn với Furadan đặt trong vườn vào sáng sớm để diệt ruồi. Nhặt bỏ các trái rụng, vệ sinh vườn.
4. Bệnh thối trái mủ
Do nấm Phytophthora palmivora gây ra. Đây là một bệnh quan trọng trong sầu riêng. Triệu chứng đầu tiên là có nhựa màu đỏ nâu nhạt ở vùng gốc thân. Vỏ và mô dưới vỏ có màu hồng nhạt với những ớt tím, viền gợn sóng và có màu nâu vàng. Bệnh lan dần đến bó mạch. Sau nhiều tháng, bệnh lan dần giáp chu vi gốc thân, rễ bị thối, các chồi ngọn bị rụng lá và chết khô, các nhánh khác cũng rụng lá cho đến khi cây chết. Bệnh còn xuất hiện trên trái và các cây con trong vườn ươm, kể cả cây tháp. Trồng dày và ẩm độ cao là điều kiện tốt cho bệnh phát triển.
Cách phòng trị: Trồng với khoảng cách hợp lý, cắt tỉa những nhánh mọc gần mặt đất. Thoát nước trong vườn tốt. Làm cỏ, loại bỏ dư thừa thực vật chung quanh gốc để hạn chế ẩm độ cao. Khử trùng đất, khử bột giống trước khi gieo bằng các loại thuốc gốc đồng. Phun hoặc tưới lên gốc bằng Ridomyl nồng độ 0,2% định kỳ khoảng 10 – 15 ngày/lần, kết hợp bón thêm phân lân và kali. Dùng gốc ghép kháng bệnh.
5. Bệnh thối rễ
Do nấm Phythium complectens gây ra. Nấm tấn công vào các rễ nhánh trước khi đến rễ cái làm hư chóp rễ. Biểu hiện bên trên là các nhánh thân non bị chết dần. Sau đó, mặc dù có những chồi mới mọc ra ở bên dưới vùng chết, nhưng cây vẫn bị chết đột ngột.
Phòng trị bằng cách cắt và đốt bỏ các phần rễ bị nhiễm bệnh. Khử đất bằng các loại thuốc gốc đồng trước khi gieo trồng cây con. Phun hoặc tưới Ridomyl hay Aliette giống như trên.
6. Bệnh gốc hồng
Do nấm Corticium salmonicolar gây ra. Nấm tạo những mảng màu hồng trên vỏ cành, đôi khi có các gai màu hồng phát triển từ các vết nứt trên vỏ thân, cành. Cành nhiễm bệnh nặng sẽ khô chết.
Cách phòng trị: Cắt tỉa cành tạo cho cây được thoáng, cắt bỏ những cành bệnh. Phun Rovral 50WP nồng độ 0,1 – 0,2% hoặc Copper-B, Benomyl nồng dộ 0,1 – 0,2%.
7. Bệnh thán thư
Do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra. Bệnh phát triển nhiều trên lá, tạo những đốm bệnh lõm, khô.
Cách phòng trị: Phun các loại thuốc giống như trị bệnh mốc hồng.
Ngoài ra sầu riêng còn bị các loại bệnh đốm nâu, đen trên lá gây ra bởi các nấm như Homostegia durionis và Phyllosticta durionis. Cách phòng trị giống như bệnh thán thư, mốc hồng.
8. Bệnh cháy lá và chết ngọn
Do nấm Rhizoctonia solani gây ra. gây cháy lá và chết đọt cây con… Nấm phát triển và cương hạch nhiều ở nhiệt độ ( 24oC, thích hợp nhất ở 28oC. Nấm phát triển kém ở 35oC và ngưng phát triển ở 10oC.
Cách phòng trị: Phun benomyl, nồng độ 0,2% lên lá. Vệ sinh vườn.
9. Bệnh thối trái
Do nấm Sclerotium rolfsii. Vết bệnh phủ kkuẩn ty dầy, to, trắng, hình quạt. Nấm xâm nhiễm từ cỏ dại bị thối qua trái khi trái rụng xuống đất.