KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ME THÁI
Mục lục bài viết :
Hiện nay trên thị trường xuất hiện những quả me Thái có vị ngọt thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, một số tỉnh miền Tây cũng trồng đại trà cây me Thái như là cây lấy quả vì đây là một trong loài cây chịu được vùng đất phèn nhiễm mặn nghèo dinh dưỡng.
Cây me nói chung được người dân ta trồng khắp nơi nhưng cho trái có vị chua gọi là me chua, riêng cây me Thái được ghép từ cây me cho trái ngọt với gốc cây me chua để cây trồng mau ra trái mà vẫn giữ được chất lượng trái ngon.
1. Chuẩn bị phân đất trồng cây
Cây giống me Thái được sản xuất bằng cách ghép, có thể dùng hạt me để gieo nhưng phải lựa cây mẹ cho trái ngon, chọn hạt thật tròn để gieo, sau này cây mới cho nhiều quả. Hạt me giữ được sức nảy mầm rất lâu, sau khi tách ra khỏi quả, nếu được gieo ngay và gieo nông, tức là chỉ phủ hạt một lớp đất mỏng 1 – 1,5cm thì chỉ sau 7 – 10 ngày là hạt mọc ngay. Cây me mọc từ hạt rất lâu cho quả và rất dễ bị biến đổi phẩm chất theo hướng xấu. Ở các nước Ấn Độ , Thái Lan người ta đã thực hiện cách ghép áp hay ghép nêm, cây me sẽ mau cho quả và hoàn toàn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ.
Nên trồng với mật độ 7m x 8m, đào hố sâu rộng và sâu 80 x 100 ( cm) , dưới đáy hố bón lót lớp dầy 30- 35 cm chất hữu cơ hoai mục như phân xanh, phân gia súc ủ hoai…trộn đều với đất tại chổ, phía trên đổ đất mặt vườn hay đất tơi tốt, dùng cây cố định không để lung lay hay bật gốc do bộ rễ cây me Thái ăn nông khá yếu, cây giống ghép sau 1 – 2 năm đã cho hoa và đậu quả sau 3-4 năm khi cây đủ dinh dưỡng.
2. Bón phân và chăm sóc cây me Thái
Hàng năm nên bón phân làm nhiều đợt là sau lúc thu hoạch, lúc cây đậu quả xong và lúc quả đang lớn. Mỗi lần độ 0,1 – 0,3kg gồm NPK hỗn hợp với phân KCL, số lượng phân tăng dần theo tuổi cây hay sản lượng quả.
Hàng năm nên bón thêm vôi nông nghiệp xung quanh gốc cây me Thái đầu và sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn và hạ phèn cho bộ rễ cây, giúp cây hấp thu phân bón dễ dàng.
Me Thái thường ra bông vào đầu mùa mưa và bắt đầu thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chăm sóc cây me Thái thực ra không khó nhưng để cây cho trái đạt chất lượng, to tròn được thị trường ưa chuộng ngoài sử dụng nước tưới hợp lý cách 2 ngày tưới 1 lần vào mùa nắng, thoát nước tốt vào mùa mưa, không gây ngập úng bộ rễ, đòi hỏi công tác bón phân cũng phải phù hợp. Quan trọng nhất là khi trồng phải bón lót nhiều phân hữu cơ để tạo chất dinh dưỡng cho cây me phát triển. Chủ động phòng ngừa sâu bệnh và dưỡng trái, dùng thuốc dưỡng lá kết hợp trừ sâu.
3. Lợi ích của cây me
Ngoài ăn quả tươi chín, trong công nghiệp thực phẩm người ta còn dùng quả me làm nước quả giải khát, ô mai, mứt. Nước me lạnh, rất được người các nước châu Mỹ La tinh ưa dùng. Trong Đông y, cơm quả me được dùng làm thuốc chữa sốt, chữa bệnh gan và bệnh về đường tiêu hóa, nhuận tràng, vỏ quả me có nhiều chất chát tanin chữa bệnh tiêu chảy.
Lá me non có vị chua dùng như rau rừng tự nhiên nấu canh chua cho hương vị thơm ngon hơn hẳn vị quả me.
Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và địa điểm mua cây me thái, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.
Nguồn tổng hợp