Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của Cây Khế

cay khe

CÔNG DỤNG CHỮA BỆNH

“ĐÁNG NỂ” CỦA CÂY KHẾ

Hầu hết các bộ phận của cây khế đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. vậy tại sao nhà bạn không sở hữu một “tiên dược” trị bách bệnh này.

Quả khế chứa dồi dào vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác nên rất thích hợp cho việc làm thức uống giải khát và bồi bổ sức khỏe.

cay khe
Hầu hết các bộ phận của cây khế đều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Khoa học hiện đại đã xác định trong thành phần của khế múi, có các chất theo g%: nước 92, protid 0,6, glucid 3,1; cellulose 2,6; và theo mg%: calcium 10; phosphor 8; sắt 0,9; caroten 160; vitamin B1 0,05; vitamin C 30.

Hầu hết các bộ phận của cây khế đều được sử dụng làm thuốc

cay khe

Rễ được dùng làm thuốc sáp tinh, chỉ huyết, chỉ thống để trị di tinh, chảy máu mũi, đau đầu mãn tính, tê đau khớp xương.

Cành lá được dùng làm thuốc khư phong lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống, để trị cảm mạo do phong nhiệt, viêm dạ dày – ruột cấp tính, tiểu tiện bất lợi, sản hậu phù thũng, đòn ngã tê đau, mụn nhọt…

Hoa có thể làm thuốc thanh nhiệt trị nóng, lạnh đan xen nhau. Quả được dùng làm thuốc sinh tân chỉ khát, trị ho do phong nhiệt, đau họng, bệnh lỵ…

Ngoài ra, trong dân gian còn biết đến công dụng trị cảm sốt, ngộ độc bằng cách uống nhiều nước khế ép, chữa dị ứng do tiếp xúc với sơn của loại quả này.

Ăn khế bị ê răng, nhai một nắm lá khế là hết. Lá khế sao thơm sắc uống chữa sốt nóng, cảm nắng, giúp lợi tiểu. Nếu bị ho khan, ho đàm, lấy hoa khế tẩm rượu gừng sao thơm sắc uống.

Với trẻ em lên sởi, dùng lá khế (và vỏ cây khế) sắc uống thúc sởi mọc đều, nấu nước tắm để tiệt nọc sởi sau khi bay hết.

cay khe

Chất axit này còn cản trở sự hấp thu canxi trong cơ thể nên những người còi xương, có vấn đề xương khớp, trẻ dưới 5 tuổi nên hạn chế ăn.Lưu ý, trong khế có hàm lượng axít oxalic cao nên những người bị bệnh thận cần tránh ăn khế nhiều và thường xuyên, khiến sỏi thận nặng hơn.

Cả phương Đông lẫn phương Tây đều sớm biết công dụng y học của khế khi được trộn với hồ tiêu để làm toát mồ hôi, giã nhỏ rồi đắp lên người để làm tiêu tan sự rã rời, bải hoải.

Hoặc loại quả này còn dùng để chữa bệnh ngứa, kích thích hoạt động của mắt, chữa ho, sưng hạch tiết nước bọt, viêm họng, đau thấp khớp, phù thũng.

Không chỉ vậy, khế còn giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, giảm lượng đường huyết và ngừa bệnh tim mạch, tăng cường thị lực.

Nước ép từ quả khế còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách thoa trực tiếp vào những vùng da bị ảnh hưởng.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể không thích hợp để ăn khế là sau khi ăn khế từ 1-5 giờ, cơ thể cảm thấy buồn nôn, ói mửa, nấc cụt, mất ngủ…

Theo Khoe & Dep