Sen Đền Vua Đinh Vua Lê Và Những Câu Chuyện Thời Thế

anh sen

NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN

VỀ LOÀI HOA SEN ĐỀN VUA ĐINH – LÊ

Được coi là biểu tượng cho cốt cách, sức sống mãnh liệt của dân tộc, hội tụ được đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, ý nghĩa âm dương ngũ hành, đáp ứng yêu cầu đa diện, tâm linh của đông đảo quần chúng, đó chính là biểu tượng Quốc hoa Việt Nam: Hoa sen

Hoa sen trong kiến trúc đền thờ vua Đinh – Lê
Được coi là biểu tượng cho cốt cách, sức sống mãnh liệt của dân tộc, hội tụ được đầy đủ trong mình ý nghĩa triết học – nhân sinh cao quý, ý nghĩa âm dương ngũ hành, đáp ứng yêu cầu đa diện, tâm linh của đông đảo quần chúng, đó chính là biểu tượng Quốc hoa Việt Nam: Hoa sen

DenvuaDinhNinhBinh

Đền thờ vua Đinh – Lê

Sinh ra và lớn lên nơi bùn lầy nhơ bẩn, hoa sen mạnh mẽ vươn lên mọi gian khó tỏa ngát hương cho đời. Không có một loài hoa nào có thể cạnh tranh được sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp của hoa sen:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao)

hoa sen

Hình tượng hoa sen đã in dấu trong rất nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc xưa và nay, trong đó không thể không nhắc đến hình tượng sen tại đền vua Đinh vua Lê, Hoa Lư, Ninh Bình.Cổ vật hình hoa sen đầu tiên là bức họa sơn son thiếp vàng được treo ở đền vua Lê. Bức tranh sơn mài có bố cục lạ, hai bên là “hoa” vẽ khóm sen, khóm trúc, ở giữa “thư” viết bằng hàng câu đối: Nhất mộng liên hoa sinh Vạn cổ lưu hương Trường Xuân điện Bán dạ Hoàng Long ứng ức niên di ảnh Đại Vân lâu (tạm dịch: Nhân mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn / Từ vạn cổ tiếng thơm còn lưu mãi trên điện Trường Xuân / Nửa đêm rồng vàng xuất hiện / Ngàn năm hình ảnh cũ còn lưu lại ở trên lầu Đại Vân).Tương truyền rằng, mẹ Lê Hoàn nhân mơ thấy hoa sen mà sinh ra Lê Hoàn. Trong các hoàng đế Việt Nam, chỉ có Lê Đại Hành là vị vua đầu tiên sinh ra liên quan đến hoa sen. Giấc mơ của mẹ vua Lê chưa biết thực hư những chắc chắn nó có liên quan đến sự phát trển của Phật giáo thời Đinh – Tiền Lê.
Đây là một bức tranh kể về một giấc mơ lạ liên quan đến sự sinh hạ của một vị vua xuất sắc trên cương vị một vị tướng đánh đông dẹp bắc nhưng lại có phần trữ tình, phảng phất hương quê. Tuy về nơi sinh của Lê Đại Hành còn nhiều tồn nghi, nhưng hiện nhiều ý kiến cho rằng Trường Châu, Hoa Lư, Ninh Bình là nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Ở Hoa Lư vốn rất nhiều đầm sen, đặc biệt có động Liên Hoa. Hoa sen trên bức cổ họa vừa liên quan đến nơi sinh, đến bối cảnh văn hóa và có thể cũng liên quan đến sự hào hoa, đa tình của vị tướng nổi danh từ rất trẻ này.Câu chuyện “sen hóa quỷ”

Khác với hình tượng sen tại đền vua Lê, những bông sen ở hai chiếc cột lớn trước cổng đền vua Đinh có hình thù rất lạ: sen hóa quỷ, nhưng là một con quỷ đầy phẫn uất. Tại sao lại thế? Không tình cờ, vẫn cách tạo hình này, sen hóa mặt quỷ được đắp nổi trên hai cột biểu lớn sừng sững nhìn xuống dân làng và khách hành hương.

Lần ngược lại lịch sử, năm Bá Kếnh Dương Đức Vĩnh cho làm lại đền thờ vua Đinh cũng là vừa sau khi vua Duy Tân và phong trào Cần Vương bị dìm trong bể máu. Đúng như câu thơ trong bài Xuân vọng của Đỗ Phủ: Cảm thì hoa tiễn lệ ( cảm thời hoa cỏ dòng châu). Lạ thay, đồ án sen hóa quỷ còn thấy ở trên tường hồi bít đốc nhà nghi môn ở đền Kim Liên (Hà Nội) và một vài ngôi chùa, ngôi đền thời Nguyễn khác ở Bắc Bộ. Nếu quả thật dạng đồ án sen hóa quỷ chỉ xuất hiện trong mỹ thuật thời Nguyễn thì đó là một câu chuyện cũng đáng để các sử gia quan tâm. Nước mất, nhà tan, sen vẫn còn đây gửi niềm đau phẫn uất tới thiên thu.

Sưu tầm