Cây Bàng – Bóng Mát Tuổi Thơ

cay bang la do

CÂY BÀNG – BÓNG MÁT TUỔI THƠ

cay bang la doNói đến Bàng, nhiều người thường liên hệ tới câu hát ngọt ngào, đầm ấm “Hà Nội mùa thu, cây Cơm nguội vàng, cây Bàng lá đỏ…” của Cố Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Qua giai điệu rất riêng của mình, Trịnh Công Sơn đã tạo nên ấn tượng khó quên cho bao người dân Việt yêu thơ và nhạc. Nhiều năm liền từ khi nghe bản nhạc ấy, tôi cứ mơ có ngày nhìn tận mắt cây Bàng lá đỏ trên đường phố Hà Nội xem thử thế nào, nhưng mãi đến bây giờ vẫn chưa có dịp may. Ai cũng biết, đến Hà Nội phải đến vào mùa thu thì mới thấy lá Bàng chuyển màu khoe sắc, và trong cơn gió thoảng mùa thu ấy biết bao chiếc lá Bàng đỏ vờn bay đã khiến lòng người nhớ mãi. Nói thế không phải chỉ có Hà Nội mới có cây bàng lá đỏ, khác chăng là ở nhiều tỉnh thành khác lá Bàng đỏ xuất hiện khác mùa và ít rộ mà thôi.

Như muôn ngàn loài cây khác, lá bàng luôn tích chứa những diệp lục khiến lá xanh suốt nhiều mùa trong năm, giúp lá hoàn thành chức phận tạo nên nhựa sống cho cây kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, do còn chứa những sắc tố violaxanthin, lutein, zeaxanthin nên khi diệp lục bị hủy hoại dần theo tuổi lá, lá sẽ chuyển qua màu đỏ hồng hay đỏ nâu. Quá trình đó luôn chịu sự tương tác của nhiệt độ môi trường nơi cây sống. Nơi nào có nền nhiệt độ càng thấp, số ngày lạnh càng nhiều trong thời kì lá chuyển mình thì càng khiến cho lá đỏ thắm và đồng loạt hơn.

Bàng là một loài cây gỗ lớn, có cành mọc gần vòng, hơi chếch, tạo thành nhiều tầng tán đẹp mắt. Nó có khả năng che bóng tốt, chịu được nhiều điều kiện sống nên được người dân ưa chuộng. Do vậy, bàng được trồng khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, từ miền cao xuống đồng bằng ven biển, từ đất liền ra đến hải đảo.

Ở Việt Nam, Bàng phát triển rất khỏe ở vùng ven biển nên được gặp thường xuyên dọc vùng duyên hải và các đảo ven bờ. Nó tỏ ra là loài chịu được đất cay bang la donhiễm mặn, chịu gió tốt, phòng hộ che chắn hiệu quả cho các vùng đất ven biển nên còn có tên là “Bàng biển”. Do quá quen thuộc với cây Bàng nên khi phát hiện loài cây quý hiếm thuộc họ Lộc vừng ở các hải đảo, có hình thái lá như lá Bàng, quả lại vuông cạnh, người ta đã đặt tên “Bàng vuông” hay “Chiếc bàng”.

Ở Huế, hàng năm cây Bàng cũng đỏ lá, nhưng không đỏ vào mùa thu để trút lá trơ cành đầu đông, mà lại đỏ vào cuối đông, đầu xuân rồi trút lá đầu xuân đến giữa xuân, để sau đó khoác một tấm áo mới xanh rì, chuẩn bị đón nắng cuối xuân, đầu hạ. Có điều, để tìm gặp một cây Bàng mang cả vòm lá đỏ là điều không dễ.Cây Bàng được người ưa kẻ ghét. Ưa vì dễ nhân giống, dễ trồng, sinh trưởng khỏe, chịu được gió bão, nhanh tỏa bóng và bóng rất rợp, lúc chuyển mùa cũng có những khoảnh khắc đẹp. Ghét vì lá lớn, đổ xuống đường phố có thể gây tắc nghẽn đường cống thoát nước, mất nhiều công sức quét dọn; quả chín rụng rơi gây ô nhiễm và có thể gây tai nạn cho bộ hành, trượt ngã khi dẫm phải; nhiều sâu róm có thể gây dị ứng cho nhiều học sinh, nhất là tuổi nhà trẻ, mẫu giáo khi cây được trồng ở sân trường. Đây là một bài toán tuy giản đơn nhưng lại hóc búa khiến những nhà quản lý cây xanh đô thị chưa có phương án triệt để. Và vì thế, cây Bàng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt khắp đó đây.

cay bang la do

Cây Bàng có tên khoa họcTerminalia catappa, thuộc họ Trâm bầu – Combretaceae, có nguồn gốc ở vùng Châu Á Nhiệt đới, nhưng cụ thể ở nước nào thì còn có nhiều tranh luận. Do vậy, nó được mang nhiều tên tiếng Anh, chẳng hạn như Wild almond, Tropical almond, Sea almond, Java almond, Indian almond, Bengal almond, Malabar almond, Singapore almond, West Indian almond… Cũng có nơi gọi tên theo hình thái tán lá là Umbrella tree…
Ngoài tác dụng phòng hộ, che bóng, nhiều bộ phận của cây Bàng còn có nhiều tác dụng đối với hoạt động sống của loài người. Có thể kể là:

  1. Lá, vỏ và quả cây bàng: trị lỵ, phong thấp, viêm khớp, đỏ mắt; lá rụng: chữa các bệnh liên quan gan; lá non: trị các cơn đau bụng.
  2. Dịch lá bàng: trị ghẻ, bệnh ngoài da, phong hủi.
  3. Quả và vỏ cây bàng: trị ho, hen suyển.
  4. Quả bàng: trị chứng đau đầu, nôn mửa khi đi tàu xe.
  5. Vỏ: trị các chứng viêm nhiễm hầu họng và miệng.
  6. Hạt bàng ăn được, có thể ăn sống. Dầu ép từ hạt bàng có thể dùng để xào nấu thức ăn.
  7. Từ vỏ cây, lá và quả cây bàng có thể trích tanin và thuốc nhuộm đen.

Sưu tầm