Tác Dụng Của Bằng Lăng Trong Y Dược

cay bang lang (2)

TÁC DỤNG CỦA BẰNG LĂNG TRONG Y DƯỢC

Xuất hiện ở một vài quốc gia nhiệt đới như Philippines hay Thái Lan, Cây bằng lăng là một trong số ít các loài cây vừa có giá trị thẩm mĩ lại vừa đem lại lợi ích về y dược học.

bang lang

Cây bằng lăng trưởng thành có thể cao tới 20 mét. Những bông hoa màu tím tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi chúng nở rộ đã khiến cho cây bằng lăng trở nên rất được ưa chuộng và được trồng nhiều ở các vùng nông thôn dưới dạng cây làm cảnh.

Tuy nhiên, lý do chính để người bản địa Philippin chọn trồng nhiều loại cây này không chỉ ở vẻ đẹp của nó mà còn bởi ích lợi to lớn mà nó đem lại cho sức khỏe con người. Cụ thể, lá cây bằng lăng từ lâu đã trở thành nguyên liệu chủ yếu trong các bài thuốc dân gian Philipin.

Một trong những ứng dụng y học phổ biến của loài cây này là việc sử dụng lá của nó để chữa trị bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chỉ ra sự hiểu quả của lá bằng lăng trong việc điều trị tiểu đường dạng 2. Các nhà khoa học đã tìm ra rằng axit corosolic chứa nhiều trong lá bằng lăng có khả năng làm giảm mức đường huyết khi nó vượt quá mức cho phép tương tự như tác dụng của insulin.

Ngoài ra, những người có vấn đề về cân nặng cũng có thể nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ lá bằng lăng. Lý do chính khiến mỡ hình thành trong cơ thể là sự tích tụ quả nhiều carbonhydrate, và nhờ có tác dụng điều chỉnh đường huyết, chiết xuất lá bằng lăng có thể ngăn cản sự dồn đọng carbonhydrate đồng thời làm giảm sự hình thành mỡ. Theo như ghi nhận của một số nghiên cứu gần đây, đối với những bệnh nhân bị tiểu đường dạng 2, việc sử dụng chiết xuất lá bằng lăng thậm chí có thể giúp họ giảm 1 đến 2 kilogram mỗi tuần.

bang lang

Lá cây bằng lăng còn có các thành phần lợi tiểu rất có lợi đối với người mắc các bệnh đường tiết niệu. Các thành phần kháng khuẩn có trong lá bằng lăng giúp phòng ngừa và chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu (UTI). Người ta có thể sử dụng lá bằng lăng bằng cách đun lá già với nước sôi trong 30 phút và uống nước luộc lá thay cho trà.

Ngoài các thành phần trị tiểu đường và diệt khuẩn, lá bằng lăng rất giàu axit valoneic dilactone (VAD) – chất dùng rất hiệu quả trong điều trị bệnh gout. VAD ngăn cản hoạt động của xanthine oxidase, enzyme xúc tác quá trình oxi hóa xanthine thành axit uric, từ đó ngăn chặn sự hình thành axit uric – nguyên nhân chính gây ra các chứng viêm sưng ở người bị gout. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu từ Nhật Bản vào năm 2004 đã chỉ ra rằng VAD ở lá bằng lăng có khả năng ức chế xanthine oxidase mạnh hơn cả allopurinol, hoạt chất được dùng trong Zyloprim và rất nhiều thuốc đặc trị gout khác.

Không chỉ có lá, nhiều phần khác của cây bằng lăng cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người. Hoa bằng lăng thường được dùng trong thuốc chữa tiêu chảy, và giống như lá, phần này của cây cũng có chứa các thành phần lợi tiểu rất có ích đối với người bệnh có vấn đề về bàng quan. Rễ cây bằng lăng có thể được dùng để chữa trị các vết loét, trong khi vỏ cây nghiền được dùng làm thuốc nhuận tràng tự nhiên chữa bệnh táo bón.

Tóm lại, cây bằng lăng quả thực là một loài thảo dược tổng hợp với hầu hết các phần của cây có thể dùng làm thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Các nghiên cứu khoa học đã và đang chứng minh hiệu quả của cây bằng lăng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh, với hy vọng trong tương lai chúng ta có thể sử dụng tối đa những ích lợi mà loài cây này có thể đem lại.

Nguồn: Ryan Acosta

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩađịa điểm mua cây bằng lăng, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm