NHỮNG ĐIỀU TỐI KỴ KHI ĂN HỒNG
Theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày…
Quả hồng vị ngọt, chát, hơi hàn, không độc, hồng xanh có tác dụng thanh nhiệt và giải rượu, tiêu độc, hồng chín có tác dụng bổ suy, kiện vị, hạ huyết áp và nhuận phế.
Quả hồng là một vật quý giá, trước tiên là bột trắng trên quả hồng. Nó là sản phẩm phụ để làm hồng khô, bột trắng thể hiện ở bên ngoài hồng khô, là tinh hoa trong quả hồng, trong chứa cam tần bì, đường glucose, đường hoa quả, đường mía… tính vị ngọt mát, vào phổi, dạ dày, có thể thanh nhiệt tiêu viêm, nhuận táo, có thể trị các bệnh lưỡi có mụn, họng khô đau, viêm khí quản, phổi nhiệt và khạc ra máu.
Quả hồng tính vị đắng bình, chứa nhiều hóa chất có tác dụng tốt, có thể hạ nghịch khí, từ ác tâm, có thể trị bệnh hay nấc, y khí, từ ác tâm không khỏi và đi tiểu đêm. Lá hồng làm thành trà lá hồng, có thể dùng làm trà hay trộn lẫn lá trà uống, là một loại nước uống tốt cho sức khỏe.
Nhưng không vì có nhiều tác dụng như vậy mà lúc nào bạn cũng ăn hồng và cũng không phải ai ăn hồng cũng tốt. Vậy thời điểm nào và ai là những người không nên ăn hồng?
Không nên ăn lúc đói
Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.
Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
Không ăn vỏ hồng
Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
Không ăn hồng khi uống rượu
Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Sưu tầm