KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA TRẠNG NGUYÊN
Cây trạng nguyên hay cây hoa trạng nguyên, cây nhất phẩm hồng, cây tinh tinh, cây lá đỏ có tên khoa học: Euphorbia pulcherrima.
Cây trạng nguyên là cây bụi, có nhiều giống loài khác nhau. Hoa Trạng nguyên thường có màu đỏ, ngoài ra còn có màu trắng, màu hồng. Cây trạng nguyên mang ý nghĩa may mắn, đỗ đạt, thành công. Cây trạng nguyên thường được trồng chậu trang trí nội thất hoặc trồng bồn hoa.
Kỹ thuật trồng cây trạng nguyên:
Trồng trạng nguyên phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.
Trồng xong tưới đẫm nước, nếu cây bị đổ ngả nghiêng dựng lại và bổ sung giá thể vào gốc cây
Trồng cây mô ban đầu, con thế hệ 1 và các thế hệ tiếp sau tương tự nhau. Khi cây có 7- 8 lá tiến hành cắt ngọn để cây bắt đầu phân cành. Trong sản xuất trạng nguyên việc tỉa cành tạo tán là một thao tác kỹ thuật quan trọng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của người tiêu dùng. Số lượng cành/ cây thường được ưa chuộng: 5, 7 hoặc 9 cành. Khi số lượng cành/cây dưới 3 cành/cây cần tiến hành bấm ngọn để cây phát sinh nhiều chồi mới, sau đó tùy thuộc vào yêu cầu của người mua tiến hành tỉa nhánh và tạo tán cho
chậu cây.
Phần ngọn cắt đi tiếp tục sử dụng nhân giống thế hệ thứ 2.
Lưu ý: Đối với việc sử dụng nhân giống trạng nguyên bằng biện phương pháp giâm ngọn từ cây mô chỉ nên sử dụng đến thế hệ thứ 3, nếu tiếp tục nhân các thế hệ tiếp theo sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa cây con như: tích lũy mầm bệnh, cây sinh trường kém…
Cách chăm sóc cây hoa trạng nguyên:
Về đặc điểm chung: Cây hoa trang nguyên thuộc họ thầu dầu, ra hoa vào mùa xuân. Là loài cây không ưa ẩm ướt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ tốt cho cây hoa trạng nguyên phát triển và đẹp là từ 16 oC đến 22 oC. Nếu nhiệt độ dưới 10 độ, lá rụng và tàn lụi. Hoặc khi nhiệt độ trên 25 oC thì cây hạn chế sinh trưởng, lá héo úa và chết. Do đó, cần đặt cây dưới nơi bóng râm vào ban ngày và dưới ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.
Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây rất nhiều. Để cây ra hoa tốt và các lá bắc có màu đẹp thì cây cần có thời gian dài trong bóng tối hơn sáng. Do đó, cây thường ra hoa vào mua thu, khi chu kỳ đêm dài hơn ngày. Ngày nay, với kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, chúng ta có thể chủ động tạo được ánh sáng hoặc bóng tối với thời gian hợp lý giúp cho cây trạng nguyên ra hoa quanh năm. Hoa trạng nguyên sẽ đẹp và bền khi được đặt ở hướng đông để đón ánh nắng buổi sáng. Tránh gió mạnh trực tiếp.
Lượng nước: Cây hoa trạng nguyên không ưa ướt, chỉ chịu được đất ẩm. Do đó, chỉ tưới nước vừa phải, chậu cây phải rút nước nhanh.Không tưới nước trực tiếp lên hoa và lá cây.
Dinh dưỡng: cây khó ra hoa lại sau khi đã ra lần đầu khi mua về.
Để tiếp tục trồng cây sống, sau khi mang vào nhà chơi một thời gian, ta mang cây ra ngoài trồng và đặt chậu cây nơi có ánh nắng sáng, hạn chế nắng chiều và nắng chiếu trực tiếp vào trưa. Bón phân vi sinh cho cây và thường xuyên theo dõi rầy trắng. Mùa sau cây sẽ ra hoa, tuy nhiên các lá bắc không có đậm màu như trước và số lượng hoa rất ít. Do đó, tiết kiệm thời gian và công sức, chúng ta nên bỏ cây sau khi chơi và mua lại cây khác sau thời gian khoảng 30 ngày đến 40 ngày.
Chăm sóc sau khi cây đã ra hoa
Sau khi hoa trạng nguyên tàn các bạn nên giảm lượng nước tưới lại. Một tuần các bạn có thể tưới 2 lần để cây đi vào thời gian ngủ nghĩ.
Sau khi cây tàn hoa, trạng nguyên thường trơ thân và cành. Các bạn có thể tiến hành cắt tỉa cây trong giai đoạn này để tạo hình cho cây. Giữ cây thấp lùn, han chế phát triển của cây bằng cách bấm ngọn những mầm mới nhú ra cho đến giữa tháng 8.
Các bạn tiếp tục tưới nước và bón phân NPK hai lần một tuần trong suốt mùa hè. Trong mùa hè cây đã bắt đầu đâm những chồi mới. Khi những chồi này dài khoảng 7,5 đến 12,5 cm các bạn cắt chồi đem giâm vào chậu cát ẩm đã tuyệt trùng.
Cây trạng nguyên cũng khá nhạy cảm với thời tiết lạnh và sương giá nên đưa cây vào nhà khi thời tiết chuyển lạnh. Các bạn cũng cần đặt chậu cảnh tối thiểu 12h mỗi ngày trong buồng tối trong thời gian cây sắp ra hoa lại.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại: Nhóm sâu ăn lá (sâu xanh, sâu khoang, sâu xám): Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non. Sử dụng: Supracide 40 ND 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.
Nhện hại (nhện đỏ hai chấm, nhện trắng và một số loại nhện khác): Nhện châm vào lá chỗ bị hại tạo thành vết chấm màu nâu vàng nhỏ tách riêng nhau.
Khi bị hại nặng lá loang nổ màu vàng, nâu, biến dạng cong queo, lá màu nâu vàng, hoa lệch hoặc bị dị dạng, hoa tàn và thối. Các loại thuốc
phòng trừ là: Pegesus 500 EC 8 –10 ml/ bình 8 lít, Mitac 20 ND 30 – 40 ml/bình 8 lít, ortus 5 SC 10 ml/bình 8 lít, Vimite 10 ND 10 –15 ml/ bình 8 lít…
Rệp nhảy:Rệp nhảy gây hại rất nghiêm trọng cho trạng nguyên. Rệp nhảy có miệng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị rệp hại, sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính, màu nâu đen, ảnh hưởng đến quang hợp, bị nặng, lá sẽ bị chết khô. Sử dụng : Supracide 40 ND 10 – 15ml / bình 8 lít; Polytrin P- 440 EC 15- 20 ml/ bình 8 lít; Ofatox 440 EC 8- 10 ml / bình 8 lít.
Bọ trĩ:Sâu non và trưởng thành chích hút dịch lá cây, cây bị hại nặng còi cọc không phát triển. Phòng trừ: Trước khi trồng vệ sinh trong và ngoài nhà lưới, nhặt sạch cỏ dại, nhặt bỏ lá già. Khi phát hiện thấy triệu chứng có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học sau: Bassa 50 EC 15 -20ml/ bình 8 lít, Match50 ND 10ml/ bình 8 lít, Suprathion 40 EC 15- 20ml/ bình 8 lít ….
Bệnh hại
Bệnh thối gốc: Bệnh phát sinh nhiều do chế độ twois nước tưới phân không hợp lý, giá thể thường xuyên trong tình trạng độ ẩm cao. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra. Phòng trừ: sử lý tốt giá thể trước khi trồng, sử dụng một số loại thuốc hoá học: Benlate C 15- 20g/bình 8lít, Rhidomil MZ 72WP 20 -25 g/ bình 8 lít, Validamycin 50 SC 10 – 20ml/ bình…
Bệnh đốm lá:Vết bệnh ban đầu là những hình tròn nhỏ hoặc bất định, màu nâunhạt, nâu đen, nằm rải rác ở phiến lá dọc gân lá, ở mép lá. Bệnh lan từ lá dưới lên lá trên. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ: Anvil 5SC 10 –15 ml/bình 8 lít; Tospin M 70 NP 8 –10 g/bình 8 lít; Vimonyl 72 BTN 25 –30 g/bình 8 lít.
Bệnh phấn trắng:Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, mặt dưới lá mô bệnh chuyển màu vàng nhạt, bệnh hại lá là chủ yếu ngoài ra còn hại trên thân, cành hoa làm lá nhanh tàn, thối nụ, hoa nhỏ, xấu. Dùng các loại thuốc sau: Ridomil 500 SC 5 – 8ml/bình 8 lít, Score 250 ND 10 15 ml/bình 8 lít, New Kausan 16,6 BTN 10 15 g/bình 8 lít nước.
Bệnh héo xanh vi khuẩn:Vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, vết bệnh màu trắng đục ủng nước, cây bị bệnh héo xanh, thường héo từ lá gốc lên trên, bẻ ngang cuống lá có bí mạch thâm đen. Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: VibenC 50 BTN 20 – 25 g/ bình 8 lít, Ner Kasusan 16,6 BTN 10 – 15 g/ bình 8 lít Streptomicin 100 150 ppm.
Sưu tầm và biên soạn.