KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG
Cây hoa hồng có tên khoa học: Carthamus tinctorius L. Cây hoa hồng là biểu trưng của tình yêu, hạnh phúc, sự chung thủy.
Cây hoa hồng có thể trồng chậu trang trí nội thất, văn phòng hoặc trồng trong vườn thành khóm hoặc vườn hoa.
Kỹ thuật trồng cây hoa hồng:
– Chọn hướng nắng: nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.
Làm đất trước khi trồng: chọn đất hay giá thể tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục để lót dưới bầu cây trước khi trồng. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước.Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sang,tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.
– Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng , nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.
Kỹ thuật nhân giống cây hoa hồng:
1 – Chiết cành:
Chọn những cành bánh tẻ lớn cỡ chiếc đũa ăn cơm, dùng dao sắc khấc hai khoanh vỏ cách nhau 1,5 – 2cm. Bóc bỏ lớp vỏ chỗ vừa khoanh, cạo cho hết lớp nhớt trên chỗ vừa bóc vỏ, chờ cho chỗ cạo se mặt thì tiến hành bó bầu. Chất liệu bó bầu có thể dùng 1/2 đất mùm mặt vườn trộn đều vời 1/2 phân chuồng ủ mục, phun nước cho đất vừa ẩm rồi dùng bao nilông màu trắng trong bó bầu lại. Bầu lớn cỡ quả trứng gà, trứng vịt là vừa. Sau khi chiết khoảng hơn một tháng, khi thấy bộ rễ mới chuyển từ màu trắng sang màu vàng nâu là có thể hạ bầu chiết đem giâm vào giỏ tre một thời gian cho bếu chiết ra thêm rễ là có thể đem đi trồng
2 – Ghép hoa hồng:
Trước hết bạn phải chuẩn bị cây làm gốc ghép. Giống hồng này cũng có thể làm được gốc ghép, nhưng để cho gốc ghép có sức sống khỏe nên chọn các giống hồng dại, hồng leo, hồng tỷ muội…Trồng gốc ghép vào chỗ đất tốt. Khi gốc có độ lớn cỡ cây viết chì trở lên thì tiến hành cắt cành (cắt cách gốc khoảng 30cm) để cây ra tược non, chờ cho những tược mới này có độ lớn đạt yêu cầu thì tiến hành ghép (mỗi tược mới này gọi là một gốc ghép). Cành ghép được lấy ở cây hồng nhà bạn. Sau khi đã chuẩn bị xong gốc ghép và cành ghép thì tùy theo từng cách mà bạn tiến hành ghép như sau:
Ghép áp: Cách ghép này yêu cầu gốc ghép phải được trồng trong chậu, trong sọt, hay trong bầu đất (tức là có thể di chuyển được). Trên cây gốc ghép chọn một cành bánh tẻ lớn cỡ cây đũa ăn cơm, trên cây hồng nhà bạn (cành ghép) cũng chọn một cành bánh tẻ có độ lớn tương đương. Sau đó ở mỗi cành cắt vạt một đoạn vỏ dài khoảng 2cm, bóc hết lớp vỏ ở chỗ cắt vạt, áp hai mặt cắt vạt lại với nhau rồi dùng dây nilông uấn vừa đủ chặt, khi hao cành đã dính liền vỏ thì cắt bỏ phía trên của gốc ghép (cách chỗ ghép 2 – 3cm) và cắt đứt phía dưới chỗ ghép của cành ghép. Giữ nguyên dây quấn để cành ghép không bị tách rời nhau ở giai đoạn đầu, khi nào thấy chắc ăn thì gỡ bỏ dây nilông.
Ghép mắt (ghép “Bo”): Khi gốc ghép lớn gần bằng cây viết chì trở lên là ghép được. Đầu tiên dùng dao ghép cắt một nháy ngang cành rộng gần 1cm. Từ điểm giữa của vất cắt dùng mũi dao xẻ dọc một đường xuống phía dưới (dài 2cm) tạo thành hình chữ T (gọi là cửa sổ). Trên cây hồng ở nhà, bạn chọn cành có độ lớn tương đương, chọn mắt ghép mới nổi u, to, vừa nhú mầm, nhưng chưa ra lá, dùng dao ghép đặt phía dưới cách mắt mầm 5 – 7mm, rồi lia lưỡi dao dọc theo cành ghép từ phía dưới lên, nhát cắt sẽ lấy đi một mảnh vỏ hình khiên (có chứa mắt mầm, phần này gọi là “Bo”), phía dưới “Bo” còn dính một vảy gôc mỏng, khi ghép phải tách bỏ vảy gỗ này. Lấy mũi dao tách nhẹ hai mí của chữ rồi ffawtj “Bo” vào, sau đó lấy dây nilông quấn vừa đủ chặt chỗ ghép, nhớ chừa chỗ mắt mầm. Sau khi ghép 2 – 3 tuần nếu thấy “Bo” còn sống thì cắt bỏ đoạn cành ở phía trên chỗ ghép (cách chỗ ghép 2 – 3cm) để tược mới phát triển mạnh.
Ghép chẻ ngọn: Gốc ghép là những tược còn non có độ lớn cỡ ruột cây viết bi trở lên là có thể ghép được. Trên cây hồng nhà bạn cũng chọn những tược tương tự. Dùng dao lam cắt bỏ phần ngọn gốc ghép (khoảng 4 – 5cm), cắt bỏ một số lá và gai ở phía dưới chỗ vừa cắt ngọn, chẻ đôi đầu của gốc ghép vào sâu 1,5cm. Dùng dao lam cắt lấy phần ngọn trên cành ghép (cũng dài 4 – 5cm) sau đó cắt vạt hai bên của đoạn ngọn này tạo thành hình nêm (chỗ cắt vạt dài 1cm), nhẹ nhàng đưa phần vừa vạt nêm vào giữa chỗ vừa chẻ đôi ở trên đầu của gốc ghép. Lấy dây nilông mềm quấn vừa đủ chặt, rồi dùng một bao nilông (loại trong, có kích thước 4x8cm) chụp vào chỗ vừa ghép rồi buộc chặt phía miệng bao lại để chống nước mưa xâm nhập. Che nắng cho chỗ ghép. Khoảng 7 – 10 ngày sau nếu thấy cành ghép còn xanh thì mở bỏ bao nilông, khi cành ghép ra lá mới thì bỏ đồ che nắng và tháo bỏ dây nilông.
3 – Giâm cành:
Trên cây hoa hồng nhà bạn, chọn những cành bánh tẻ có độ lớn cỡ chiếc đũa ăn cơm, cắt thành những đoạn hom dài khoảng 15cm (vết cắt xéo, gọn, không bị bầm giập). Bầu giâm dùng bao nilon có kích thước 10x15cm, phía dưới có đục lỗ thoát nước, bên trong là hỗn hợp gồm 1/2 đất mùn mặt vườn trộn đều với 1/2 phân chuồng đã ủ mục. Chờ cho vết cắt khô nhựa thì đem giâm hom vào bầu đất, sâu khoảng 3 – 4cm, xếp bầu giâm vào một khu vực, có mái che nắng và tưới nước giữ ẩm hàng ngày. Muốn cây nhanh ra rễ, trước khi giâm nên nhúng gốc hom vào dung dịch chất kích thích ra rễ (có bán sẵn ở cửa hàng nông dược). Khi nào cây ra tược và ra rễ dài thì đỡ dần giàn che nắng cho cây. Khi tược phát triển dài khoảng trên dưới 15cm là có thể đem trồng.
Cách chăm sóc cây hoa hồng:
– Bón phân: sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik. B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 , rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ. Không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.
Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.
Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.
Cần tưới cho cây hoa Hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá ,quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa Hồng.
Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
Phòng ngừa sâu bệnh hại
Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp , dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.
*Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa thường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều lợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều lượng 1 lít/ ha
*Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
*Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.
Sưu tầm và biên soạn.