Cây Trứng Cá – Đặc Điểm Cây Trứng Cá

cay trung ca

CÂY TRỨNG CÁ

Cây trứng cá hay còn gọi là cây mật sâm, tên khoa học là Muntingia calabura.
Cây trứng cá là loài duy nhất trong chi Muntingia, là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc ở miền nam Mexico, Caribe, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ về phía nam của Peru và Bolivia.

cay trung ca

Đặc Điểm Của Cây Trứng Cá:
Cây trứng cá là một loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 7–12 m với các cành xếp chồng lên nhau và hơi rủ xuống. Nó có các lá có mép khía răng cưa, dài 2,5–15 cm và rộng 1-6,5 cm. Các hoa nhỏ màu trắng, tạo quả khi chín có màu đỏ nhạt đường kính khoảng 1-1,5 cm. Quả ăn được, có vị ngọt và mọng nước, chứa nhiều hạt nhỏ (0,5 mm) màu vàng trông như trứng cá.

cay trung ca

Cây trứng cá là một loài cây tiên phong có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chịu được các điều kiện chua mặn và khô hạn. Hạt của nó được các loài chim và dơi ăn quả phát tán. Nó được trồng ở một vài nơi để lấy quả ăn, và đã hợp thủy thổ ở một số khu vực khác thuộc vùng nhiệt đới ngoài khu vực nguồn gốc bản địa, bao gồm cả ở Đông Nam Á. Là loài cây tiên phong, nó cũng giúp cho việc cải thiện các điều kiện của đất và góp phần làm cho các loài cây khác có thể sinh sống được ở các vùng đất này. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị coi là loài xâm hại nguy hiểm do nó có thể cạnh tranh với các loài cây bản địa.

cay trung cacay trung ca cay trung ca

Công Dụng Của Cây Trứng Cá:
– Trong y học truyền thống của một số tộc người Trung Mỹ, hoa của nó có thể dùng làm chất khử trùng và điều trị chứng chuột rút ở vùng bụng.

cay trung ca

– Nước chiết nồng độ 50% từ lá cây trứng cá có tác dụng làm dịu các cơn đau là do tác động vào hệ thần kinh trung ương.

cay trung ca

– Dịch chiết bằng ethamol (cồn) từ rễ cây trứng cá có tác dụng diệt bào, chống lại các tế nào ung thư. Dịch chiết từ lá cây trứng cá có tác dụng hạ huyết áp kéo dài tới 180 phút.

cay trung ca

– Nước sắc hoa trứng cá được dùng làm thuốc chống co giật, trị nhức đầu còn lá được dùng chữa các bệnh về
Gỗ từ cây trứng cá có màu nâu đỏ. Nó khá rắn chắc, bền và nhẹ, có thể dùng làm đồ mộc. Nó cũng được dùng làm củi đun. Vỏ có thể dùng làm dây thừng. Do khả năng sinh sống được ở các vùng đất nghèo dinh dưỡng và khô hạn cũng như khả năng phát tán cao nên nó cũng có thể dùng làm loại cây trồng trong các dự án tái trồng rừng.

cay trung ca

Tại Ấn Độ, người ta trồng nó trong các vườn ven đô do khả năng lớn nhanh và khả năng hấp dẫn các loài chim nhỏ ăn quả như chim sâu (họ Dicaeidae).

SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN