CÂY SÂM NGỌC LINH – TỰ HÀO CÂY SÂM VIỆT
Cây Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamesis, là bài thuốc quý thuộc họ cam tùng còn được gọi là sâm Việt Nam, sâm trúc mọc ở vùng núi Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ tăng cường sức khỏe và chữa bệnh rất cao.
Cây Sâm Ngọc Linh được phát hiện vào năm 1973 tại núi Ngọc Linh thuộc địa phận giáp ranh của tính Kon Tum và Quảng Nam và sau đó đặt tên là sâm Ngọc Linh. Đây là loài sâm quý và cũng là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.
Đặc Điểm Cây Sâm Ngọc Linh:
Cây Sâm Ngọc Linh thuộc dạng thân khí sinh thẳng đứng, có màu lục hoặc tím và khá nhỏ, thường thì đường kính chỉ khoảng từ 4-8m m, và trong mỗi năm thì nó sẽ có một khoảng thời gian lụi tàn. Rễ của Sâm Ngọc Linh thường thuộc dạng củ nhiều rễ nhánh có đường kính từ 1-3cm. Cây lâu năm thì thường có hoa và quả mọc tập trung ở trung tâm của tán lá khi chín ngả màu đỏ cam với một chấm đen không đều ở đỉnh quả.
Vì sinh trưởng và phát triển trong rừng có nhiều tán cây lớn, đất mùn ẩm, nên nó phát triển khá chậm có thể sống rất lâu, các nhà khoa học cho rằng có nó có thể sống cả trăm năm và thậm chí là có thể lâu hơn, bộ phận được sử dụng và mang giá trị rất cao đó là rễ.
Lợi Ích Và Công Dụng Của Cây Sâm Ngọc Linh:
Có thể bạn chưa biết, thường thì giá trị của nhân sâm sẽ tỷ lệ thuận với hàm lượng saponin có trong nó. Riêng đối với Cây Sâm Ngọc Linh thì hàm lượng saponin được coi là cao nhất, cao hơn cả nhân sâm Hàn Quốc và xét về mắc cấu trúc hóa học thì nó không giống với bất cứ loài sâm nào khác trên thế giới.
Ngoài ra trong Sâm Ngọc Linh còn chứa nhiều axit béo, axit amin quý hiếm và rất nhiều nguyên tố, đa vi lượng. Chính vì vậy Sâm Ngọc Linh được coi là một trong những loại sâm quý hiếm và mang giá trị cao nhất hiện nay. Đối với người dân địa phương, thì nó chính là bài thuốc trị sốt rét, chữa lành vết thương, thuốc cầm máu, chữa bệnh về tiêu hóa…
Qua nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rõ ràng những công dụng của Cây Sâm Ngọc Linh như giải tỏa căng thẳng, xả stress, chống trầm cảm, bồi bổ sức khỏe, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe toàn diện, chống lão hóa, bảo vệ gan, hệ thống tim mạch, phục hồi và tái tạo tế bào tăng cường hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, chống lại những tác nhân gây hại tế bào và nhất là khả năng phòng chống ung thư.
Sâm Ngọc Linh còn tăng sự ngon miệng trong bữa, cải thiện giấc ngủ, tăng cường thị lực, trí não minh mẫn. Chống lại mệt mỏi, chống nhược sức do lao động liên tục kéo dài, giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, tăng khả năng sinh sản hồng cầu (giúp da dẻ hồng hào tươi trẻ), rất tốt cho người suy nhược, người bị yếu sinh lý, hỗ trợ phục hồi nhanh sau phẫu thuật, hỗ trợ điều trị tiểu đường…và rất nhiều công dụng nữa.
Cây Sâm Ngọc Linh đặc biệt có thể dùng được cho người lớn, người cao tuổi và cả trẻ em.
Cách dùng sâm ngọc linh
Sâm tươi: Cắt lát mỏng và ngậm, có thể bảo quản trong tủ lạnh vài ngày, không nên để lâu hơn, với cách dùng là ngậm thì có thể ngâm với mật ong để bảo quản lâu hơn và phát huy hết tác dụng của sâm
Sâm khô: Người ta ước tính sau khi phơi 5kg sâm khô sẽ được 1kg sâm khô, do vậy khi dùng sâm khô lưu ý liều lượng it hơn 5 lần so với sâm tươi.
Sâm ngâm rượu: Cần rửa thật sạch sâm và rửa qua bằng rượu, để khô củ sâm, sau đó cho vào bình thủy tinh, nên ngâm rượu khoảng 50 độ, ngâm trong thời gian khoảng 2-3 tháng mới phát huy hết những tác dụng của sâm. Với trọng lượng từ 100 gam sâm cho vào 2 – 3 lít rượu, mỗi ngày dùng từ 50 ml – 100 ml.
Bảo tồn và nhân giống Cây Sâm Ngọc Linh
Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của Cây Sâm Ngọc Linh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ 20, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Theo dược sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh. Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.
Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.
Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tính đến tháng 4 năm 1987, trại đã thu được 53,3 kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có 100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống.
Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi. Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao đến 75% khi gieo trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt.
Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50-70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt còn chưa sản xuất được giống.
Thương hiệu sâm Việt Nam – Niềm Tự Hào Cũng Như Nỗi Lo Lắng Của Người Việt
Tuy cây sâm Ngọc Linh đã thoát nguy cơ tuyệt chủng nhưng độ an toàn còn thấp và mức độ đe dọa vẫn ở bậc E trong sách đỏ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế đang từng bước nghiên cứu giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu với việc đưa sâm Ngọc Linh trở thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hóa và tạo vùng nguyên liệu, hướng tới khẳng định một thương hiệu “sâm Việt Nam” như “sâm Triều Tiên”, “sâm Trung Quốc”, “sâm Nhật Bản”, “sâm Mỹ”. Cùng với hướng mở rộng diện tích trồng sâm là sự nghiêm cấm khai thác khi cây sâm còn non, chưa đủ 6 tuổi, và các nhà khoa học cũng đồng thời tiến hành nghiên cứu thăm dò tại những vùng núi khác có khí hậu, cao độ tương đương thuộc Trung Trung bộ, để xác định và mở rộng vùng sinh trưởng của sâm.
Tuy vậy, loại sâm quý này bị làm giả và bày bán trên thị trường. Sâm giả là củ tam thất ngũ điệp, mọc nhiều ở vùng núi cao thuộc một số tỉnh phía bắc Việt Nam và vùng Vân Nam (Trung Quốc). Lá củ tam thất nhọn hơn, lông tơ của lá cứng hơn, nhưng củ thì giống y sâm Ngọc Linh. Khi nấu nước uống, củ tam thất đắng nghét chứ không có vị đắng lẫn ngọt mát đặc trưng của sâm Ngọc Linh. Loại củ này chỉ có giá chừng vài trăm ngàn đồng/kg nhưng khi đội lốt sâm Ngọc Linh, giá lên đến vài chục triệu đồng/kg.
Những củ tam thất này được bơm chất kích thích trong quá trình trồng để lên mầm sớm, giúp vòng đời của cây nhanh hơn so với tự nhiên nhằm tạo nên những mắt giống củ sâm Ngọc Linh thật. Ngoài ra, vị đắng ngọt của sâm cũng được làm giả rất nguy hiểm bằng cách tẩm hóa chất vào củ tam thất hay tiêm chất bảo quản để giữ củ tươi lâu.
Sưu Tầm Và Biên Soạn