CÂY SÂM ĐẠI HÀNH (CÂY THUỐC NAM)
Cây sâm đại hành còn có tên là tỏi Lào, hành đỏ, tỏi đỏ, hành lào (Hòa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, co nhọt (Lào). Tên Khoa học là Eleutherine Subaphylla Gagnep. Họ La dơn (Iridaceae).
Cây sâm đại hành thường mọc hoang ở các sườn đồi, bìa rừng hoặc dưới tán rừng. Cây còn được trồng để lấy củ làm thuốc ở nhiều nơi như: Hòa Bình, Hà Tây, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh … Ở Hà Nội và một số địa phương cũng có nhà trồng, trồng sâm đại hành (tỏi đỏ) rất đơn giản, chỉ việc vùi cây xuống dất như trồng hành, tồng tỏi.
Đặc điểm
Cây sâm đại hành là loài cây thảo cao 20-30cm. Thân hành (thường gọi là củ) giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá đơn hình giáo dài, gân lá song song. Hoa trắng mọc thành chùm. Quả nang, chứa nhiều hạt. Bộ phận dùng: Củ (tức thân hành) – Bulbus Eleutherines Bulbosae….
Công dụng
Sâm đại hành có các chất kháng sinh chính là eleutherin, isoeleutherin và eleuthenol có tác dụng làm tăng lượng tuần hoàn ở tim, trị viêm nhiễm đường hô hấp….
Theo Đông y, sâm đại hành có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giảm ho, cầm máu, tiêu độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Sâm đại hành dùng để chữa thiếu máu, vàng da, phụ nữ kinh nguyệt không đều, đầu váng, mắt hoa, nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, chữa suy nhược cơ thể, cầm máu, ho sốt, viêm nhiễm, bổ gan, thận, bổ máu, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, rong kinh, băng huyết, lở ngứa, chốc đầu trẻ em….
Một số hình ảnh về cây sâm đại hành
Sưu tầm