Cây Nhàu (Morinda Citrifolia L.)

cay nhau

CÂY NHÀU (MORINDA CITRIFOLIA L.)

Cây nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia L., thuộc họ Cà phê, thường mọc ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam, nhàu mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông bờ suối, ao hồ hoặc mương rạch ở khắp các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.

cay nhau
Đặc điểm
Cây Nhàu cao chừng 6 – 8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở nơi ẩm thấp, dọc bờ sông suối. Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12 – 15 cm. Hoa nở vào tháng 1 – 2, quả chín vào tháng 7 – 8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5 – 6 cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài hừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm.

cay nhau
Công dụng
Cây nhàu chữa huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống. Lá giã đắp chữa nhọt mủ. Lá sắc uống chữa sốt, lỵ, bệnh tiêu chảy. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, bệnh đái đường.

Tác dụng dược lý:

Một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy rõ các tác dụng của rễ nhàu như sau: nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.

Một số hình ảnh về cây nhàu

cay nhau

cay nhau

cay nhau

cay nhau

cay nhau

cay nhau

cay nhau

Sưu tầm