Cây Lộc Vừng Cùng Những Công Dụng Tuyệt Vời

cay hoa loc vung

CÂY LỘC VỪNG CÙNG NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI

Làm cây cảnh

Theo đánh giá của nhiều người, Lộc Vừng là một loại cây rất đẹp và mang lai nhiều ý nghĩa.

Theo phong thủy, cây lộc vừng thường biểu trưng và mang lại sự tài lộc và may mắn cho người chủ nên loại cây này rất thích hợp để làm quà tặng trong những dịp tân gia, hay năm mới.

Do cây lộc vừng có tuổi thọ khá lâu, trung bình 100 năm, lại có nhiều cành, dễ dàng trong việc uốn, sửa, hoa có màu đỏ đẹp, chính vì thế nhiều người dân nước ta cũng như một số nước châu Á thường chọn cây lộc vừng làm cây cảnh để chưng trong chậu hoặc cây cảnh cổ thụ trang trí trong các khoảng sân ở các tòa cao ốc văn phòng, cty, …

Ở nước ta, cây lộc vừng tự nhiên thường sống nhiều ở khu vực Đồng Tháp Mười, khu Tứ Giác Long Xuyên cũng như vùng ven biển Nam Bộ. Do có tuổi thọ lâu, ít bị sâu bệnh cũng như hoa và quả của cây rất đẹp giá thành của cây rất đắt, chính vì thế cây thường đốn chặt khá nhiều dẫn đến số lượng cây lộc vừng tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng.

cay hoa loc vung

Đọt và lá non cây lộc vừng dùng làm rau

Ở các nước Đông Nam Á, nhất là Việt Nam chúng ta, lá cây lộc vừng thường được xem như là một loại rau đặc sản chuyên dùng để ăn sống và nấu canh chua.

Thế nhưng người Châu Âu lại rất sợ loại lá cây này vì chúng có chứa rất nhiều chất Saponins vô cùng độc hại. Chính vì thế, caylocvung.vn xin khuyên các bạn nào đang đọc bài viết này cũng như có thói quen ăn lá cây lộc vừng thì nên ngưng ngay việc ăn loại lá này nhé. Dù hiện nay có khá nhiều nhà hàng sang trọng lại quảng cáo việc ăn loại lá này như là một mốt thời đại!

cay hoa loc vung

Quả cây lộc vừng dùng làm chất độc diệt cá

Theo kinh nghiệm dân gian, được lan truyền thì ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như Nam Á, quả cây lộc vừng đâm nát có thể dùng làm bả, làm mồi để diệt cá trong các sông, suối, ao, hồ khiến cho cá khờ và dễ bắt. Thế nhưng cách làm này lại không phổ biến ở Việt Nam.

cay hoa loc vung

Các bộ phận cây lộc vừng dùng làm thuốc chữa bệnh.

a/ Theo Đông y

Cây lộc vừng có những đặc tính như: Rễ đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm.

Công dụng: Phần rễ được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Phần hạt có thể giã nhuyễn ra, trộn chung với các loại bột và dầu, có thể dùng để trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, phần hạt của cây lộc vừng còn được dùng để trị đau bụng, cách bệnh về mắt, …

Quả lộc vừng xanh (chưa chín) có thể dùng để ép thành nước, bôi vào các vết chàm có thể giúp chữa khỏi hoặc cũng có thể dùng để ngâm rượu để chữa nhức răng.

Vỏ cây do có chứa nhiều tanin (như các loại trà) nên có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy hay đau bụng từng cơn.

b/ Theo Tây Y

Các hoạt chất được chiết xuất từ rễ và quả của cây lộc vừng được Tây Y xác định là có thể dùng để:

1/ Chống viêm: được sản xuất dạng tân dược.

2/ Sản xuất thuốc kháng sinh: Đang phát triển

3/ Chống các loài vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng: Các loại vi khuẩn này có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày.

4/ Chiết xuất của hạt lộc vừng hoa đỏ có tác dụng chống ung thư.

5/ Chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng giảm đau.

6/ Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng kháng nấm.

Để biết thêm thông tin về đặc điểm, ý nghĩađịa điểm mua cây lộc vừng, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu Tầm Và Biên Soạn