CÂY HOA PHI YẾN
Cây Hoa Phi Yến có tên khoa học Delphimum ajacis L. Hoa phi yến còn có tên hoa chân chim vì hoa trông giống như chân con chim hoặc phi yến (chim yến đang bay) hay đôi khi được gọi là “hoa violet” vì hoa màu tím và còn có tên La-let hay đông thảo thuộc họ Mao lương (Ranuncolaceae) thực chất cũng có cây cho hoa màu hồng và trắng xong rất ít.
Đặc điểm của Cây Hoa Phi Yến
Cây Hoa Phi Yến là loài hoa được ưa chuộng ở châu Âu vì vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi tắn và thanh thoát.
Mỗi năm, khoảng thời gian từ giữa tháng 6 cho tới tháng 8, những cánh đồng hoa phi yến lại bừng nở lộng lẫy trên khắp các vùng ngoại ô nước Anh.
Màu sắc phong phú, gồm trắng, hồng, đỏ, tím, xanh hay màu pha lẫn, hoa phi yến được chuộng trong các đám cưới.
Những cánh hoa phi yến giữ được màu và tươi rất lâu, trong khoảng 3 tới 4 tuần sau khi hái.
Ý Nghĩa Của Cây Hoa Phi Yến
– Loài hoa này mang ý nghĩa nhẹ nhàng với những nét thanh thoát duyên dáng của bông hoa. Theo người xưa, loài hoa phi yến mọc lên từ máu của một chiến binh thành Troy tên là Ajax. Một lần vì thất vọng trong việc phân chia chiến lợi phẩm, Ajax đã chạy ra đồng và trút cơn giận của mình lên một đàn cừu, anh ta đã giết chết một số cừu trước khi thức tỉnh khỏi cơn điên loạn. Vì cảm thấy xấu hổ trước cảnh tượng đó, Ajax đã quay gươm tự sát. Máu của Ajax chảy đầy trên mặt đất, sau đó lạn ra những bông hoa gọi là hoa Delphinium Ajacis.
Một số người lại cho rằng sở dĩ nó có tên như vậy vì hình dáng của nó trông rất giống cái mũi nhọn trên đầu của con cá heo. Thật ra, mỗi người lại có một cách suy nghĩ về hình dáng của loài hoa này thành một thứ khác nhau, vì vậy nó còn được gọi lạ Lark-spur vì nó trông giống cái mào của con chim chiền chiện (lark).
Cây Hoa Phi Yến từ thời các vua Pharaôn, lúc đó chúng được xem là một loại cây quan trọng vì người thời đó dùng nó để làm thuốc trừ sâu.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Phi Yến
Cây Hoa Phi Yến không kén đất lắm, chịu hạn và chịu rét cao, xong đòi hỏi được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, cần ít phân bón nhưng cân đối tỉ lệ N.P.K.
Đạm nhiều cây vươn cao dễ đổ, vấn đề lấy giống và gieo giống rất cần được chú ý, chọn những cây tốt không sâu bệnh, có hoa tươi đẹp làm giống.
Khi cắt cây lấy hạt phải cắt những cành chính đã chín vàng, bỏ 1/3 đoạn trên và 1/3 đoạn dưới cành. Có như vậy sau này cây mới ra hoa đều. Hạt cần phơi kỹ dưới bóng râm rồi lấy giấy báo gói lại gác lên gác bếp nơi xa lửa bốc lên trực tiếp.
Khi gieo, đem chà cho vỏ mỏng bớt rồi ngâm nước lã ấm tay 6 – 7 tiếng sau đó đem rửa sạch nước chua rồi lại bỏ vào tủ lạnh xử lý, sau khi đã bọc lại bằng vải. Ngày hôm sau lại đem rửa lại và xử lý tiếp gọi là xử lý lạnh, xử lý độ 5 – 7 lần như vậy, hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.
Cũng có thể làm như trên xong dễ dàng hơn, là ủ vào nhiều lần vải rồi phủ rơm rạ dày, làm liên tục 5 – 7 ngày. Hạt nứt nanh thì đem gieo. Gieo rất cẩn thận trên nền đất làm kỹ, phủ rạ đày rồi tưới đẫm. Sau 7 – 8 ngày hạt thành cây nhỏ thì bóc bỏ ra, cây chưa cho lá thật, chỉ mới có 2 lá mầm cao 1 – 2cm thì nhổ đem trồng. Có như vậy cây con sau này mới khỏe.
Khi trồng đất cũng cần làm thật kỹ, tưới nước đẫm rồi mới trồng cây. Trước khi nhổ cây cũng phải tưới đẫm hoặc sau khi nhổ cấy đem nước tưới ướt giữ cho cây không héo, dùng que nhỏ như đâu que đan áo chọc lỗ, mỗi gốc trồng một cây, ấn gốc nhẹ tay cho vững rồi dùng ấm tích róc nước vào gốc cây mà tưới mạnh, cây gục xuống, lá dính xuống đất cây rất dễ chết hoặc rất lâu hồi phục, tưới như vậy vài ba phần rồi sau dùng doa tưới nhẹ giữ ẩm luôn luôn.
Đất trồng cần bón phân lót nhưng không nhiều, mật độ 20x25cm, tưới ẩm luôn, nhổ cỏ bằng tay không cần vun. Gieo giữa tháng 9 âm lịch, trồng cuối tháng 9, cuối tháng 11 cây bắt đầu vươn ngọn là vừa tết. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.
Cây Hoa Phi Yến nở rất bền, chỉ sợ hoa tươi nở muộn mà thôi, nở sớm có thể để lâu hàng tháng tới tết cũng được. Nhưng cần bón thêm đạm cho cây trẻ lâu. Phi yến là hoa chủ lực của tết Nguyên đán. Có thể cắm lọ kèm với thược dược, layơn. Có thể cắm riêng hoặc cắm lọ nhỏ, cắm bàn chông. Cây hoa phi yến cao, trồng dày không vun nên rất dễ đổ phải làm dàn nẹp lại cây mới không bị cong.
Những Cánh Đồng Thiên Đường Của Cây Hoa Phi Yến
Sưu Tầm Và Biên Soạn