Cây Cóc Mẵn (Cây Thuốc)

cay coc man

CÂY CÓC MẴN CÂY THUỐC

Cóc mẵn còn gọi là cóc mẩn, cỏ the, cúc trăm chân, bách hài, cóc ngồi, thuốc mộng, thạch hồ tuy, nga bất thực thảo, địa hồ tiêu, cầu tử thảo. Cây có tên khoa học Centipeda minima, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

cay coc man
Đặc điểm
Cây cóc mẵn là cây thân cỏ nhỏ, thân mềm moc bò lan, cành lòa xòa mọc sát đất, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông trắng mịn, nhưng toàn thân nhẵn bóng. Lá đơn, mép có khía 1-3 răng cưa, mọc so le. Cụm hoa hình đầu mọc ở nách lá, hoa cái gồm nhiều lớp, cánh hoa hình ống màu trắng, trên có răng cưa, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, rộng, màu hơi tím. Quả bế 4 cạnh, trên cạnh có lông mịn nhỏ.

cay coc man
Công dụng
Theo Đông y, cóc mẵn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.

cay coc man
Bài thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây cả rễ, dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

– Mẩn ngứa (eczema): cóc mẵn 2 phần, đậu xanh 1 phần, muối vài hột. Cả 3 thứ giã nhỏ đắp lên nơi eczema đã rửa sạch.
– Ho: cóc mẵn (20g khô hay 30g tươi), nước 500ml, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.
– Cảm mạo: cóc mẵn 30g, lá tre 50g, lá lức 50g, lá chanh 20g. Nấu uống.
– Viêm mũi họng, viêm xoang: cóc mẵn 30g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 20g. Nấu sắc uống.
– Viêm phế quản, ho gà: cóc mẵn 30g, lá táo chua 20g, cỏ sữa lá nhỏ 20g, bọ mắm 20g. Nấu sắc uống.
– Đầy bụng, tiêu lỏng: cóc mẵn 30g, nhục quế 10g, gừng tươi 5g, trần bì 20g. Nấu sắc uống.

Lưu ý: cóc mẵn không độc, nhưng có tính kích thích niêm mạc, do vậy người bị bệnh bao tử nên uống sau khi ăn.

Một số hình ảnh cây cóc mẵn tham khảo

cay coc man

cay coc man

cay coc man

cay coc man

cay coc man

Sưu tầm