CÂY BẠCH QUẢ
Cây Bạch Quả hay còn gọi là cây Ngân hạnh, cây rẻ quạt, tên khoa học Ginkgobiloba, là một loài cây đã có từ hàng triệu năm nay, là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae.
Bạch quả đã được trồng ở Trung Quốc từ cách đây 3.000 năm, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm.
Ý nghĩa Cây Bạch Quả: Sự mạnh mẽ, ngoan cường vượt lên mọi nghịch cảnh.
Sức sống mạnh mẽ của Cây Bạch Quả có thể thấy qua vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima, Nhật Bản (1945), tại đó có 4 Cây Bạch Quả mặc dù bị đốt cháy hoàn toàn nhưng hiện nay chúng đã hồi phục và phát triển tốt và do đó Cây Bạch Quả được xem là biểu tượng của Nhật Bản về sức sống ngoan cường.
Đặc điểm hình thái Cây Bạch Quả:
– Cây Bạch Quả là cây thân gỗ lâu niên, có thể sống tới 1000 năm với chiều cao 50m. Cây lâu năm có tán cao nhọn, cành dài và gồ ghề. Cây non thường cao và mảnh dẻ, ít phân cành.
– Lá Cây Bạch Quả dài tầm 5 – 10cm có hình giống chiếc quạt xòe ra hai phía nên mới có tên gọi rẻ quạt. Các lá Ngân Hạnh ở các cành non dài thông thường có vết khía hình chữ V hay có thùy, mọc so le và cách nhau đều đặn. Về mùa thu lá ngân hạnh chuyển thành màu vàng rực và sau đó rụng dần trong khoảng 2 tuần.
Công Dụng Cây Bạch Quả:
– Cây Bạch Quả trong trang trí:
Với sắc lá vàng ruộm đặc trưng, Cây Bạch Quả được sử dụng phổ biến để tạo điểm nhấn cảnh quan trên những tuyến đường, góc vườn hoặc thành nhóm trước một không gian lớn sẽ hiệu quả trong việc thu hút thị giác.
– Cây Bạch Quả trong nghệ thuật tạo hình:
Cây Bạch Quả là cây quý được dùng để tạo hình khá phổ biến trong nghệ thuật cây cảnh bonsai.
– Cây Bạch Quả trong ẩm thực:
Hạt Cây Bạch Quả là một trong các thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc được sử dụng trong món cháo, và thường được làm trong các dịp đặc biệt như lễ cưới hay Tết Nguyên Đán.
– Cây Bạch Quả trong y học:
Các nhà khoa học đã tìm hai thành phần trong Cây Bạch Quả có tác dụng làm thuốc là: flavonoids và terpenoids . Flavonoid là chất chống oxy hóa thực vật có tác dụng bảo vệ các dây thần kinh , cơ tim , mạch máu , và võng mạc khỏi bị hư hại .trong khi Terpenoid giúp cải thiện lưu lượng máu bằng cách làm giãn nở các mạch máu và làm giảm độ dính của tiểu cầu.
Hạt Bạch quả thường dùng để nấu chè, ăn giúp trí nhớ, bổ thận tráng dương, trị phế lao kết hạch, trị hen đờm suyễn, bạch đới, đái nhắt.
Lá Bạch quả làm tăng tuần hoàn động mạch ở các chi và đầu, bình thường hóa tính thấm của mao mạch trong chứng phù nề tự phát, tăng lưu lượng máu đến não, hoạt hóa sự chuyển hóa năng lượng của tế bào bằng cách gia tăng tiêu thụ glucose ở não, và bình thường hóa sự tiêu thụ oxy ở não. Do đó lá Bạch quả dùng làm thuốc giúp trí nhớ, dùng trị bệnh Alzheimer cho người lớn tuổi. Ngoài tác dụng giúp trí nhớ, lá bạch quả còn dùng làm dược thảo ngăn ngừa tác dụng lão hóa con người.
Ngoài ra Bạch quả còn có những tác dụng phụ như sau: rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn da, nhức đầu. Nếu cao từ lá Bạch quả tinh khiết thì không độc, nhưng chất axit ginkgolic vượt hơn nhiều số lượng cho phép sẽ gây độc hại. Một số thuốc có nguồn gốc thực vật, khi dùng chung với Ginkgo có thể gây nguy cơ chảy máu như các loại cây họ Bồ công anh (cây cúc tiểu bạch), tỏi, sâm và những coumarin khác.
Lưu Ý Về Cây Bạch Quả:
Liều cao Ginkgo làm giảm hiệu nghiệm của thuốc trị động kinh như axit valproic hay carbamazepin. Ginkgo cũng có thể có lợi khi dùng với cyclosporin vì đặc tính bảo vệ màng mô. Ginkgo có thể có hiệu nghiệm giúp trị rối loạn tình dục khi dùng chung với papaverin nếu chất này dùng riêng không cho kết quả mong muốn.
Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về Cây Bạch Quả
Cây Bạch Quả là ví dụ tốt nhất về hóa thạch sống, do bộ Ginkgoales đã không còn biết đến từ các hóa thạch kể từ sau thế Pliocen.
Trong nhiều thế kỷ, người ta cho rằng nó đã tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng hiện nay người ta biết rằng nó còn mọc tại ít nhất là ở hai khu vực nhỏ trong tỉnh Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc, trong khu vực bảo tồn Thiên Mẫu Sơn. Các cây bạch quả trong các khu vực này có thể đã được các nhà sư Trung Quốc chăm sóc và bảo tồn trong trên 1.000 năm. Vì thế, việc các quần thể bạch quả hoang dã bản địa có còn tồn tại hay không vẫn còn là điều chưa chắc chắn.
Quan hệ giữa bạch quả với các nhóm thực vật khác vẫn chưa rõ ràng. Nó đã từng được đặt lỏng lẻo trong ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) và ngành Thông (Pinophyta), nhưng đã không có sự đồng thuận nào trong việc xếp đặt như thế. Do các hạt của bạch quả không được bảo vệ trong thành bầu nhụy, nên về mặt hình thái học nó có thể coi là thực vật hạt trần. Các cấu trúc tương tự như của quả mơ do các cây bạch quả cái sinh ra về mặt kỹ thuật không phải là quả, mà là các hạt có vỏ bao gồm phần mềm và dày cùi thịt phía ngoài (sarcotesta), và phần cứng phía trong (sclerotesta).
Những Hàng Cây Bạch Quả Mùa Trút Lá
Sưu Tầm Và Biên Soạn