Cách trồng và chăm sóc Cây Sứ Đại

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SỨ ĐẠI

Cây Sứ Đại hay cây Sứ Cùi, cây Đại, cây Bông Sứ, cây hoa Sứ, cây Chăm Pa. Hoa Sứ có nhiều màu sắc như trắng, hồng, vàng…

Đặc điểm cây hoa Sứlà cho hoa gần như quanh năm, có mùi thơm, tán rộng, dễ sống. Do đó, Sứ Đại thường được lựa chọn làm cây công trình, cây ngoại thất trồng các nơi công cộng, sân vườn để lấy bóng mát, tạo cảnh quan…
caysudai6
Việc trồng và chăm sóc cây Sứ đúng cách sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho cây sinh trưởng nhanh và ra hoa đẹp. Có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để có được một cây Bông Sứ như ý muốn.

Cách nhân giống cây Sứ Đại:

Có nhiều cách nhân giống cây Sứnhư gieo hạt, chiết cành, ghép cành, giâm cành. Nhưng hiện nay phương pháp giâm cành được dùng chủ yếu.

Cắt một đoạn cành nhánh dài khoảng 30cm, nhúng qua dung dịch kích thích ra rễ.
caysudai4
Dùng chậu có lỗ ở đáy, nên cho thêm ít đá hoặc gạch nhỏ dưới đáy chậu, nhằm tránh tình trạng đất trồng bịt kín lỗ hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ, khiến nước không thể thoát .

Đất trồng hoa Sứ có thể dùng Compomix Đầu Trâu, cho khoảng 3/4 chậu rồi găm cành cần trồng vào chậu.
caysudai5
Kỹ thuật trồng cây Sứ Đại:

Sau khi cành giâm đã phát triển nhiều rễ tạo thành cây con là thời điểm ta có thể mang đi trồng ra ngoài đất.

Đào một lỗ đủ rộng để đặt cây. Sứ là loại cây không kén đất nên đất cát, đất thịt hay đất thịt nhẹ đều trồng được cây Sứ Đại miễn là tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu muốn có hỗn hợp đất trồng để cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn đầu thì có thể trộn theo công thức: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Đối với đất phèn thì nên bổ sung thêm ít vôi, phân lân.

Nhẹ nhàng gỡ toàn bộ cây ra khỏi chậu rồi đặt vào hố đã đào sẵn( tránh việc làm đứt rễ) rồi lấp đất lại, tưới đủ ẩm.
caysudai3
Còn nếu trồng cây Sứ Đại trong chậu thì cần thay chậu và đất khi thấy gốc và rễ phình to vượt quá kích thước chậu. Phải đặt cây ngay ngắn, bộ rễ cao khỏi miệng chậu thì mới đẹp, thêm đất, tưới đủ ẩm. Lúc này cũng có thể kết hợp việc uốn cây hoặc tạo hình theo ý muốn.

Cách chăm sóc cây Sứ Đại:

cay su dai 1
Sứ Đại là cây ưa sáng, ưa nắng, chịu được hạn nhưng sẽ chết khi bị úng lâu ngày. Do đó, cần đặt, trồng cây Hoa Sứ ở nơi có nhiều nắng và ánh sáng tự nhiên, thoáng khí để cây có thể sinh trưởng và phát triển cách tốt nhất. Đây là yếu tố quyết định khoảng 40-50% sức sống của cây.

Bên cạnh đó, Sứ Đại là giống cây chịu hạn, không ưa nhiều nước nên chỉ tưới khi đất đã thật sự khô. Lưu ý là lượng nước trên mỗi lần tưới không nên nhiều, chỉ cần vừa đủ để đất ẩm là được. Khi trời mưa nhiều ngày kéo dài, thì ngưng hẳn không tưới.

caysudai2

Có khả năng sống trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng nên cây Sứ Đại cũng không cần phải chăm sóc, bón phân quá nhiều.

Đối với một số loại đất chua hoặc mặn thì bón bổ sung thêm phân và vôi để cân bằng độ pH và chất dinh dưỡng. các cành nhánh và tán của cây Sứ Đại có thể phát triển nhanh và mạnh, nên thỉnh thoảng có thể cắt tỉa các cành thừa này để tán cây trông đẹp hơn, tạo nhiều chồi non để ra hoa nhiều hơn.

Bón phân: Bạn có thể bón phân cho cây vào mùa xuân và mùa thu. Phân có thể là phân hữu cơ hoặc phân hóa học. Phân hữu cơ có thể là phân trâu, phân gà hay xác lá cây. Phân hóa học có thể là NPK (10-10-10) hoặc DAP (18-46-0). Lượng phân bón không quá lớn để tránh gây cháy rễ hay làm giảm khả năng ra hoa.

Cắt tỉa: Bạn có thể cắt tỉa cây vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân. Mục đích của việc cắt tỉa là loại bỏ các nhánh già, khô hay bị gãy. Việc cắt tỉa cũng giúp cây sinh ra nhánh non và ra hoa tốt hơn.
caysudai3
Cây Sứ Đại rất ít sâu bệnh, thường là rầy và sâu. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND… Còn nếu có sâu thì tốt nhất nên bắt hết sâu để tráng việc sâu ăn hết đọt non hoặc dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.

Cây sứ đại ít bị bệnh và sâu nhưng vẫn cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường . Một số bệnh và sâu hay gặp ở cây sứ đại là:

Rầy xanh: Là loài côn trùng nhỏ màu xanh lá cây sống trên lá của cây. Rầy xanh gây hại cho cây bằng cách hút mật của lá và tiết ra chất nhờn gây ra các vết ố trên lá. Để phòng trừ rầy xanh, bạn có thể dùng dung dịch xà phòng lau qua các lá của cây hoặc dùng thuốc trừ rầy theo chỉ dẫn.

Thrips: Là loài côn trùng nhỏ màu vàng sống trong lòng hoa của cây. Thrips gây hại cho cây bằng cách ăn các mô của hoa và làm cho hoa héo úa. Để phòng trừ thrips, bạn có thể hái bỏ các hoa đã héo hay dùng thuốc trừ thrips theo chỉ dẫn.

caysudai3

Nấm đen: Là loại nấm sinh sống trên da lá của cây. Nấm đen gây hại cho cây bằng cách tạo ra các vết đen trên lá và làm giảm quang hợp của cây. Để phòng trừ nấm đen, bạn có thể dùng dung dịch nước chanh hoặc giấm phun lên các lá của cây hoặc dùng thuốc trừ nấm theo chỉ dẫn.

Thối rễ: Là bệnh do vi khuẩn hay nấm gây ra khi cây bị ẩm ướt quá mức. Thối rễ gây hại cho cây bằng cách làm mục rễ và làm cho cây chết từ từ. Để phòng trừ thối rễ, bạn có thể giảm tưới nước cho cây, chọn đất thoát nước tốt và xử lý rễ bằng dung dịch thuốc tím hoặc thuốc oxytetracycline trước khi trồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụngđịa điểm mua cây sứ đại, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.