Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngọc Lan

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGỌC LAN

Cây hoa ngọc lan có tính chịu khí độc, có thể chống chịu và hấp thu khí độc có lưu huỳnh nên rất được ưa chuộng trồng làm công trình cảnh quan, nơi công sở, trường học, các nhà máy, xí nghiệp.

ngoc lan 2

Cây ngọc lan nhân giống từ hạt, chiết hoặc cành ghép:Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ.

Thời điểm trồng:Cây Ngọc Lan thường được trồng vào đầu mùa mưa sẽ phát triển nhanh, không bị chết.

Mật độ trồng:Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp. Kích thước hố thường là 60 x 60 x 60cm hay 40 x 40 x 40cm.

Tiến hành bón phân:Phân chuồng hoai (5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày. Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

ngoc lan 1

  • Cách trồng:

Nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng. Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố. Đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu dặm chặt đến đất..

+ Nếu trồng cây ngọc lan trong chậu: Thì cho đầy đủ đất tốt, phân chuồng hoai, phân bón và phải chú ý lỗ thoát nước phải thông để tránh chậu bị úng nước, cây sẽ chết.

+ Nếu trồng ngoài đất vườn: Thì chọn nơi đất cao, tầng đất canh tác dày, đất không chua mặn, vồng cây phải cao hơn hơn mặt vườn để tránh cho cây bị chết úng.

Khi trồng cần chú ý không làm tổn thương bộ rễ, trước khi trồng cần đào hố bỏ phân chuồng. Sau khi trồng cần nén chặt đất, tưới nước.

+ Trồng bằng túi bầu: Thì phải xé bầu trước khi trồng. Tiến hành đào hố có kích thước lớn hơn bầu đất, cho vào 1 lớp phân chồng hoai và phân NPK. Đặt cây vào hố, miệng bầu phải ngang với mặt hố, cho đất vào nén chặt xung quanh và lấp bằng mặt đất. Sau đó nén chặt đất và tưới đẫm nước cho cây.

Khi trồng cần chú ý tránh gây tổn thương bộ rễ.

cay ngoc lan 4

  • Cách chăm sóc:

Ngọc lan là loại cây thường xanh, lá xanh quanh năm. Cây ưa sáng, chịu rét, ưa đất cát hơi chua, đất thoát nước tốt, nhiều mùn.

Giai đoạn đầu khi cây còn yếu, bạn nên che mát cho cây, tránh ánh nắng trực tiếp vào cây, điều này dễ làm cây bị cháy lá hoặc lâu ra mầm dẫn đến cây bị chết.

ngoc lan 3

Tưới nước: nên tưới cây vào buổi sáng và chiều muộn. Ngọc lan không ưa nhiều nước, mùa sinh trưởng chỉ cần đất hơi ẩm, mùa mưa không tưới nước, nếu đất quá khô chỉ tưới 1 lần.

Bón phân: cây ngọc lan cần phân nhưng không nhiều đối với cây mới trồng nếu có chất đất tốt và được bón lót ban đầu thì bạn không cần phải bón phân. Trong trường hợp quan sát thấy đất xấu, cằn cỗi thì cần bổ sung mỗi gốc từ 100-150gr NPK và 5-10 kg phân chuồng. Khi cây lớn ổn định trong mùa sinh trưởng chỉ cần bón 2 lần là vừa, lần đầu vào tháng 5-6, lần sau vào mùa xuân năm sau.

Cắt tỉa: Khả năng thành sẹo của ngọc lan rất kém, không nên tỉa cành, chỉ cần chặt bỏ cành khô, bị sâu bệnh. Ngoài ra sau khi hoa tàn nếu không cần thu hái hạt thì cắt cả cành hoa lẫn cành quả, để tránh tiêu hao dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùa hoa năm sau.

Nếu trồng trong chậu thì khoảng vài tháng nên cắt tỉa 1 lần để tạo cân bằng giữa cây và chậu.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụngđịa điểm mua cây ngọc lan, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm.