Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngân Hậu

cay ngan hau

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NGÂN HẬU

Cây ngân hậu có tên khoa học: Chinese Evergreen. Cây ngân hậu là cây bụi, lá dài màu xanh đốm trắng.

Cây ngân hậu mang lại nhiều may mắn cho gia chủ bởi cây mang nét hoàng tộc, xua tan những điều không may mắn. Cây thường được trồng làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh nội thất, trang trí phòng khách, nhà hàng, café…

cay ngan hau

Cách trồng cây ngân hậu:

Nhân giống dễ dàng từ tách bụi.

cay ngan hau

Cách chăm sóc cây ngân hậu:

Khi trồng cây chúng ta nên chăm sóc và tưới nước cho cây thường xuyên, để cây phát triển. về chế độ tưới 1 lần / 3 ngày, bón 1 lần / tháng. Cây có thể dùng làm cây cảnh ngoài trời khi để trong bóng dâm. Không nên để cây kho sẽ gây ra cho cây bị vàng lá.

Hàng ngày tưới đều nước lên thân và gốc cây. Hàng tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 30 phút. Nếu là cây trồng trong nước thì thay nước 1 lần/tuần. Lấy cây ra ngoài trước khi thay nước, cắt tỉa rễ hư, thối. Không để lá tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng.

cay ngan hau

Chăm sóc cây thủy canh:

Loại cây này ưa bóng, phù hợp làm cây trồng nội thất, có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhanh ra lá mới, nhu cầu nước cao do bộ lá cây khá sum suê, nên lượng hơi nước thoát qua lá khá nhiều, do đó cần chú ý đến mức nước ở trong bình có thể nhanh bị cạn.

Đây là loại cây lá màu, có nhiều sắc tố, nên thỉnh thoảng đưa cây ra hứng nắng vào buổi sáng sẽ làm cho lá xanh hơn.

Mỗi tuần ít nhất 1 lần nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h. Cây Ngân Hậu có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.

Khi trồng loại cây này ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi bị bệnh này, trên lá cây xuất hiện các đốm bị nhũn ra, có màu nâu đen, hoặc thối ở cuống lá sẽ làm cho lá bị gãy ở chỗ thối. Khi phát hiện ra cây bị hiện tượng đó, bạn nên xử lý như sau:

Dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần cuống nếu bị thối ở cuống lá.

Dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình (đối với cây trồng trong nước).

Đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng (từ 7h- 9h) càng tốt để hạn chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, không nên để phơi dưới ánh nắng buổi trưa (từ 11h- 15h) vì nắng gay gắt sẽ làm cho lá cây bị cháy nắng.

cay ngan hau

Chăm sóc cây để bàn

Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây. Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.

Cây cảnh bày trí trong nhà thì lượng nước tưới không nên quá nhiều, khi nào thấy đất trồng khô thì tưới nước là được. Ngoài ra, có thể dùng bình phun nước để phun cho cây, mùa hè có thể phun ngày hai lần, mùa đông thì ngày một lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, có lợi cho quá trình quang hợp của cây, làm cây xanh tốt.

Những loại cây trồng trong nhà cần chú ý hơn đến việc mua những chậu cây phù hợp. Có thể dùng những loại chậu cảnh có đĩa đệm bên dưới để dễ dàng di chuyển và thoát nước tốt.

Phòng bệnh cho cây ngân hậu

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.

cay ngan hau

Biện pháp hồi phục khi cây ngân hậu bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Sưu tầm và biên soạn.