Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cúc Cánh Giấy

Cây hoa duyên cúc

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÚC CÁNH GIẤY

Cây cúc cánh giấy còn gọi là cây cúc ngũ sắc, hoa duyên cúc, hoa cánh giấy, cúc zinnia, bạch nhật, cúc lá nhám… Cúc cánh giấy có tên khoa học: Zinnia elegans.

Hoa cúc cánh giấy có nhiều cánh xếp tầng, hoa có nhiều màu: đỏ, vàng, cam, hồng… rất đẹp và lâu tàn. Hoa duyên cúc có thể trồng trong chậu, trong bồn, nơi có diện tích nhỏ như ban công hoặc trồng theo thảm; dùng để làm đẹp, trang trí sân vườn, lối đi, công viên…

Cây hoa duyên cúc

Cách trồng cúc cánh giấy:

Nhân giống từ hạt.

Cây hoa duyên cúc

Cách chăm sóc cúc cánh giấy:

Cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển mạnh, sức đề kháng tốt, thích nghi khí hậu nước ta.

1.Tưới nước:

Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Có 2 phương pháp tưới nước cho cúc là tưới rãnh và tưới trên mặt:

a.Phương pháp tưới rãnh thường làm dối với các ruộng bằng phẳng. Người ta cho nước và các rãnh của luống cúc, ngâm từ 1-2 giờ; để nước ngấm lên bề mặt luống, sau đó rút nước ra ( chú ý là chỉ cho nước ngập 2/3 rãnh không cho ngập đến bề mặt của luống).Cách tưới này cây được ẩm từ 7-10 ngày.

b.Phương pháp tưới trên mặt : Dùng vòi hoa sen tưới nhẹ trên bề mặt luống vừa đủ lượng nước bão hoà trong đất, nếu tưới quá nhiều,nước sẽ chảy ra ngoài rãnh và rửa trôi phân, mùn,dinh dưỡng nuôi cây.Tưới theo cách này đất trên bề mặt hay bị đóng váng,cỏ dại mọc nhiều,mức độ giữ ẩm của đất ngắn hơn và vì vậy phải tưới nhiều lần hơn.

Trong thực tế,người ta thường kết hợp giữa tưới nước và bón phân cho cây,vừa cung cấp lượng nước cần vừa bổ sung dinh dưỡng giúp cây phát triển.

Cây hoa duyên cúc

2.Bón phân:

Ngoài lượng phân bón lót cho cúc cánh giấy trước khi trồng,cần phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây. Nguyên tắc chung của việc bón phân là bón đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng.

Căn cứ để xác định thời điểm bón loại phân bón, liều lượng, phương thức bón là phải xét đến nhu cầu dinh dưỡng,và khả năng hấp thụ của cây,tác dụng của mỗi loại phân bón, đặcđiểm của đất, thời tiếc khí hậu, loại phân đang có.

Đa số các nhà trồng cúc hiện nay đều ít sử dụng các loại phân hoá học để bón thúc trực tiếp cho cúc mà thường dung phân hữu cơ ngâm ủ sau đó hoà loãng với nước và cho thêm phân hoá học vào để tưới. Ưu điểm của cách làm này là tận dụng hợp lý nguồn hữu cơ có sẵn hoặc mua với giá rẻ (phân bắc, phân chuồng, đậu xác mắm, xác động thực vật chết bỏ đi). Các loại phân này có hàm lượng mùn,khoáng cao, giúp cây phát triển cân đối, hoa bền đẹp, nhưng nhược điểm là rất gây ô nhiễm môi trường cảnh quan, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và liều lượng bón không theo quy cách nhất định, gây lãng phí hoặc thiếu hụt một loại dinh dưỡng cần thiết nào đó.

Cây hoa duyên cúc

3.Làm cỏ, vun xới:

Hoa duyên cúc là cây trồng cạn, rất cần oxy trong đất cho quá trình hô hấp, do đó phải thường xuyên tiến hành làm cỏ kết hợp với xới xáo và vun luống. Việc xới xáo xung quanh gốc chỉ cần thiết vào lúc cây cúc còn nhỏ nghĩa là sau khi bấm ngọn lần 1. Khi Cúc đã lớn (sau trồng 40 ngày) nên hạn chế việc xới xáo vì lúc này bộ rễ Cúc phát triển mạnh lan rộng ra khắp mặt đất, nếu xới xáo sâu sẽ làm nhiều rể bị đứt ảnh hưởng tới việc hút chất dinh dưỡng của cây. Lúc này chỉ nên nhổ tỉa các lá già xung quanh gốc, cũng không nên vun đất vào gốc quá cao vì sẽ làm phát sinh nhiều mắt rể khiến gốc xù xì, thân cây không đẹp ảnh hưởng tới chất lượng cành mang hoa.

Sưu tầm và biên soạn.

Cây hoa duyên cúc