Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bạch Tuyết Mai

Cây bạch tuyết mai

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BẠCH TUYẾT MAI

Cây bạch tuyết mai hay còn gọi là cây bỏng nẻ, mã thiên hương, hoa ngàn sao, bạch đinh hoa, hương thiên mộc. Cây có tên khoa học là Serissa foetida hay Serissa japonica Thunb.

Cây bạch tuyết mai là cây thân gỗ nhỏ, có hoa màu trắng nhỏ, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện bình thường. Cây thường trồng chậu hoặc trồng trong sân vườn làm cây sân vườn trang trí, có thể trồng làm cây nội thất, cây bonsai đẹp.

Cây bạch tuyết mai

Cách trồng cây bạch tuyết mai:

Hiện nay, cây bạch tuyết mai được trồng phát triển mạnh ở Đà Lạt và có năng suất cao. Hoa bạch tuyết mai có thể nhân giống bằng hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, tỷ lệ nảy mầm kém, cây phát triển không đồng nhất và đặc biệt là tỷ lệ nhiễm bệnh héo rũ, chết tươi được truyền từ cây mẹ sang cây con là rất cao.

Trồng bằng giâm cành.

Quy trình nhân giống cây bạch tuyết mai như sau:

– Môi trường tạo mẫu ban đầu: là môi trường ½ MS, có chứa 30 g/l đường, 8 g/l agar và BA (0.5 – 0.7 mg/l).

– Môi trường nhân chồi: là môi trườmg MS có bổ sung 0.6 ml/l BA, 8 g/l và 40 g/l đường.

– Môi trường ra rễ: là môi trường ½ MS, 20 g/l đường và bổ sung 0.5 mg/l IBA.

Cây bạch tuyết mai

Cách đưa cây ra bầu đất và chế độ chăm sóc:

– Sau 2 tuần nuôi cấy, cây mô đều ra rễ, đến ngày 20, rễ cây đạt chiều dài 2-3 cm, lấy ra ngoài rửa sạch aga và trồng vào vĩ xốp (112 lỗ). Tưới nước dạng phun sương trong tuần đầu tiên và giữ ẩm bằng cách che bao Nylon.

– Qua tuần thứ 2 cây bắt đầu phát đọt non, sử dụng NPK phun lên lá để cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho cây chóng lớn. Cuối tuần thứ 4 cây mô có thể trồng ra ngoài đồng ruộng.

Chú ý: Có thể sử dụng cây cấy mô trồng thành luống để khai thác ngọn non giảm giá thành chi phí sản xuất giống.

Cây bạch tuyết mai

Cách chăm sóc cây bạch tuyết mai:

Thay chậu: Cách 2-3 năm vào cuối mùa xuân với 50% đất 20% than bùn và 30% cát to.

Xén tỉa và giằng dây: Tỉa ngắn các rễ trong lúc thay chậu và loại bỏ những cành không cần thiết. Xác định vị trí thân và các cành từ cuối mùa xuân đến mùa thu tốt nhất là vào tiết mùa được đề cập sau. Tránh cho phần vỏ cây bị dây giằng có thể làm cho thân và các cành đổi hướng

Tưới nước thường xuyên, tránh để khô hạn hay ngập úng.

Sưu tầm và biên soạn.