Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Nhót

qua nhot trai nhot

CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ CÂY NHÓT

Nhót là thứ quả rất quen thuộc với người dân nước ta, nhất là ở các vùng quê. Thông thường, người ta chỉ trồng Nhót để lấy quả hoặc nấu canh chua. Trên thực tế, một số ông lang nước ta hay dùng lá Nhót để chữa ho thay cho Tỳ bà diệp của Trung dược. Trong dân gian, một số nơi còn dùng quả Nhót để chữa lỵ và ỉa chảy, dùng lá Nhót để chữa lỵ và cảm sốt. Khách quan mà nói, ở Trung Quốc, cây Nhót được sử dụng làm thuốc có phần toàn diện hơn.

qua nhot trai nhot

Cây nhót (Elaegagnus latifolia L.) thuộc họ nhót (Elaeagnaceae), tên khác là hồ đồi tử, người Tày gọi là lót, bất xá.

Ngoài tác dụng dùng quả để ăn, toàn bộ các bộ phận của cây nhót đều có thể sử dụng làm thuốc. Nhiều bộ phận của cây nhót được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian như lá (chủ yếu), quả, rễ, cả cây tầm gửi sống ký sinh trên cây. Theo đông y: Quả nhót có vị chua chát; tính bình. Có tác dụng thu liễm chỉ huyết (chống chảy máu), chỉ khái bình suyễn. Dùng chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét…

qua nhot trai nhot

– Rễ cây nhót thường đào vào tháng 9 – 10, phơi khô dùng dần, có vị chua, tính bình. Có tác dụng chống ho, cầm máu, trừ phong, lợi thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản tả lị, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau.
– Lá nhót có vị chua; tính bình. Dùng chữa các chứng ho, hen, ho ra máu, khó thở, ung nhọt. Đặc biệt theo sách ” Bản thảo cương mục” của nhà dược học lý Thời Trần: Dùng lá nhót chữa hen suyễn, ngay cả đối với người bệnh nặng cũng có kết quả tốt. Sách đề cập tới trường hợp một người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá nhót bỗng nhiên khỏi bệnh.

qua nhot trai nhot

+ Chữa các chứng ho: Lá nhót tươi 30 g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống trong ngày.
+ Ho ra máu do lao phổi: Lá nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như hãm trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
+ Hen phế quản; Viêm khí quản mạn tính: Lá nhót, tỳ bà diệp, mỗi thứ 15g, sắc nước uống, hoặc dùng lá nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 – 6g, có thể trộn thêm chút đường hoặc mật ong, chiêu thuốc bằng nước sôi.
+ Chữa hen suyễn:

(1) Dùng lá nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc; liên tục trong 15 ngày (một liệu trình); trường hợp cần thiết có thể điều trị nhiều liệu trình.
(2)hoặc dùng lá nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 10 – 15 ngày.
+ Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g (tươi 50 – 60g), lá bồng bồng tươi 5 lá – lau sạch lông, thái nhỏ, tất cả đem sắc nước uống.

qua nhot trai nhot

Sưu tầm và biên soạn.