CÂY THANH YÊN – HƯƠNG VỊ KHÓ QUÊN
Cây thanh yên hay chanh yên có tên khoa học là Citrus limonimedica. Đây là cây ăn quả thuộc chi Cam chanh.
Nguồn gốc
Cây thanh yên là loài bản địa của Ấn Độ, Mianma và vùng Địa Trung Hải. Tại Việt Nam, cây này được trồng từ Lạng Sơn đến Lâm Đồng. Tên tiếng Anh của loài
Đặc điểm
Cây thanh yên (chanh yên, kỳ đà, phật thủ) là cây gỗ nhỏ, cao từ 2,5 m đến 5 m. Hoa thơm, màu trắng pha tím đỏ. Quả ra vào tháng 6, khá to, kích thước (12 – 20) x (8 – 12) cm, màu vàng chanh khi chín, vỏ sần sùi, dày, mùi dịu và thơm; cùi trắng, dịu, nạc, tạo thành phần chính của quả; thịt quả ít, màu trắng và hơi chua. Quả lớn và nặng 2 – 3 kg.
Ứng dụng
Vỏ thanh yên dày và sần sùi, được dùng làm mứt hay chiết xuất tinh dầu dùng trong công nghệ nước hoa, mỹ phẩm cũng như dược phẩm. Đảo Corse ở miền nam nước Pháp là nơi sản xuất thanh yên hàng đầu vào thế kỷ thứ 19, với loại rượu liqueur đặc sản gồm cồn, đường, thanh yên, chiết xuất từ thực vật…
Từ thời xa xưa, tinh dầu thanh yên được dân gian sử dụng trước cả chanh, làm thuốc trị liệu các bệnh về phong thấp. Giàu hydrat cacbon và acid amin tác động liên kết đến hoạt động của nang lông và sợi lông, đây là một loại dưỡng tóc rất tốt. Flavonoid (vitamin PP) trong thanh yên có khả năng chống các gốc tự do và tính sát trùng cao nên được sử dụng để trị mụn, các bệnh về da hoặc làm thành phần chính trong các loại thuốc trị ho.
Một số hình ảnh tham khảo cây thanh yên
Sưu tầm