CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SANH CẨM THẠCH
Cây Sanh Cẩm Thạch là cây thuộc cùng loài với cây Sanh, nhưng lá không chỉ có màu lục mà còn loang trắng. Cũng như cây Sanh, cây Sanh Cẩm Thạch cũng được dùng nhiều trong việc làm cây nội thất trang trí nhà cửa, phòng, sảnh…, làm cảnh, làm cây ngoại thất và tạo hình thành cây bonsai.
Là loại cây dễ chăm sóc, có khả năng sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nên ta dễ dàng nhìn thấy cây Sanh Cẩm Thạch trên cả nước.
Người sở hữu cây Sanh Cẩm Thạch không cần tốn nhiều công sức và thời gian chăm sóc cây, nhưng việc tạo một môi trường với nhiều yếu tố thuận lợi khi bắt đầu trồng sẽ góp phần giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Cách trồng cây Sanh Cẩm Thạch:
Cây con được chọn đem trồng ra đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt và kích thước nhất định để nhanh tạo được dáng, thế như mong muốn.
Nên chọn các đất tốt, giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng; không nên trồng trên đất sét vì đất này không thoáng khí, thấm rất ít nước nên mặc dù vẫn ra lá, cành nhưng cây sinh trưởng và phát triển chậm hơn những cây được trồng trên đất khác. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân truồng làm đất trước khi trồng.
Cách chăm sóc cây Sanh Cẩm Thạch:
Sanh Cẩm Thạch ưa sáng, ưa nắng, phát triển mạnh trong diều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Do đó, tốt nhất nên đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời và thời tiết ấm áp. Tuy nhiên, do sức sống bền bỉ, cây Sanh Cẩm Thạch cũng có khả năng sống ở những vùng lạnh và nơi bán bóng. Đây là một thuận lợi cho những ai muốn dùng Sanh Cẩm Thạch để làm cây nội thất.
Để sinh trưởng, phát triển nhanh thì cây Sanh Cẩm Thạch cũng cần được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết. Song chúng chịu được ngập úng trong thời gian dài và chịu được khả khô hạn. Tuy vậy, cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng ngọn cành hay thân, trên thân thường xuất hiên các điểm lồi trắng.
Đặc biệt, Sanh Cẩm Thạch có thể bám trên đá mà sống, không cần đất, chỉ cần có nước cho sự sinh trưởng. Điều này giúp các nghệ nhân dễ dàng tạo ra những chậu Sanh bonsai ôm đá với nhiều hình dáng đẹp.
Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên, cắt bỏ các cành nhánh không đẹp hoặc bị sâu, bấm ngọn…, có thể bón thêm ít phân khi thấy đất thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt là tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển cuả cây và làm cho thân cây chóng to.
Sưu tầm và biên soạn.