CÂY LỘC VỪNG – Loài Cây Mang Vẻ Đẹp và Sự Sung Túc
Mục lục bài viết :
Chào các bạn, bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về cây lộc vừng, với các nội dung sau: nguồn gốc, đặc điểm cây lộc vừng, cách trồng và chăm sóc, ý nghĩa phong thủy, kích thước cây lộc vừng phù hợp với bạn. Hãy cùng khám phá nhé! (bài viết này luôn được chúng tôi cập nhật những thông tin mới)
Và nếu bạn đang muốn mua cây lộc vừng chất lượng cao với giá cả hợp lý, đang tìm địa chỉ bán cây lộc vừng uy tín và chất lượng tại tp. Hồ Chí Minh ? hãy lưu lại thông tin của:Vườn ươm cây hoa cảnh ILG (I Love Gardening)Việt Nam – Địa chỉ: 433/9 Bình Thành, Khu phố 2, Phường Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh – Hotline: 0933 482472 / 0938 616077. Vườn chuyên cung cấp sỉ và lẻ cây lộc vừng đủ các kích thước, cam kết cây lộc vừng chuẩn giống, chất lượng cao.
Đặc điểm cây lộc vừng:
Cây lộc vừnglà một loài cây thân gỗ sống lâu năm, cây lộc vừng còn được gọi là cây chiếc, cây lộc mưng, ở Việt Nam cây lộc vừng có 2 loại chính là cây lộc vừng hoa đỏ tên khoa học là: Barringtonia acutangula và cây lộc vừng hoa trắng hồng, lá lớntên khoa học là: Barringtonia racemosa. Khi nhắc đến lộc vừng thì thường chúng ta sẽ nghĩ đến cây lộc vừng hoa đỏ, thông tin trong bài viết này chủ yếu nói về cây lộc vừng hoa đỏ các bạn nhé. Tên tiếng Anh là Freshwater Mangrove hay Indian Oak. Cây lộc vừng có nguồn gốc ở Châu Á và Châu Úc.
Ảnh tham khảo
Cây lộc vừng dễ trồng và chăm sóc, cây ưa nắng, ưa nước. Nếu cung cấp lượng nước đủ hằng ngày cho cây, cây sẽ luôn xanh tốt và nhiều hoa.
Chiều cao trưởng thành trung bình của cây lộc vừng là từ 5m – 10m, có thể cao hơn trong môi trường tự nhiên. Thân cây có màu xám nhạt, có thể phát triển thành gốc rễ đẹp. Thân cây lộc vừng sần sùi, cành non màu xanh, thân già màu nâu xám, tán rộng, nhiều cành.
Lá của cây lộc vừng hoa đỏ hình bầu dục hay elip, dài từ 8-15cm và rộng từ 3-6cm. Lá lộc vừng là lá đơn, thuôn tròn hoặc hơi nhọn, màu xanh, nhẵn. Lá có màu xanh sáng khi non và xanh đậm khi già. Lá có cuống ngắn, viền lá gơn sóng, gân nổi rõ.
Hoa của cây lộc vừng hoa đỏ là điểm nhấn thu hút sự chú ý của người xem. Hoa có màu đỏ rực rỡ, hình chuông hay xoắn ốc.Hoa lộc vừng nở thành từng chùm rũ, dài, mọc ở đầu cành, nụ xanh, hoa nhỏ, màu đỏ, có mùi thơm, mọc thành chùm dài từ 20-40cm treo xuống từ các nhánh. Hoa nở vào buổi sáng và tàn vào buổi chiều, mỗi đợt cây ra rất nhiều hoa và nở hết đợt này đến đợt khác.
Quả của cây lộc vừng hoa đỏ hình tròn hay bầu dục, dài từ 3-7cm và rộng từ 3-5cm. Quả có màu xanh khi non và nâu khi già. Quả có vỏ cứng, chia khía. Quả chứa từ 1-2 hạt có kích thước lớn. Quả có thể nổi trên mặt nước và trong tự nhiên quả sẽ phát tán qua các con sông.
Tốc độ sinh trưởng của cây lộc vừng tương đối nhanh trong điều kiện thuận lợi. Cây có thể ra hoa sau khoảng 2-3 năm trồng.
Cách nhân giống cây lộc vừng
Có hai cách nhân giống phổ biến cho cây lộc vừng là:
Nhân giống cây lộc vừng bằng hạt: Đây là cách nhân giống tự nhiên của loài này. Hạt được thu hái từ quả già đã rụng. Hạt được ngâm nước ấm trong 24 giờ để làm mềm vỏ và kích thích nảy mầm. Sau đó, hạt được gieo vào bầu đất trồng có thoát nước tốt và phủ lên một lớp đất mỏng. Bầu đất trồng được giữ ẩm và để nơi có ánh sáng vừa phải. Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 2-3 tuần. Khi cây con có từ 2-4 lá, có thể cấy chuyển vào chậu hay vườn.
Nhân giống cây lộc vừng bằng chiết cành: Đây là cách nhân giống nhân tạo cho cây lộc vừng. Cách này cho cây ra hoa sớm hơn so với nhân giống bằng hạt. Cách chiết cành như sau:
Chọn những cành khỏe mạnh, già và đẹp của cây mẹ.
Cạo sạch lớp tơ tại điểm chọn khoanh vỏ của cây.
Tạo khoanh bóc vỏ cành lộc vừng rộng khoảng 1cm.
Bọc miếng nilon quanh khoanh bóc vỏ và buộc chặt hai đầu nilon lại để không để không khí vào trong.
Đổ vào trong nilon rễ bèo hoặc xơ dừa sợi dài.
Sau khi rễ đã ra đủ dài (khoảng 60 ngày), cắt cành xuống và trồng vào chậu hay trồng ra vườn vườn.
Ảnh tham khảo
Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng
Cây lộc vừng là loài cây thích hợp trồng trong các khuôn viên sân vườn, công viên, sân trường, trồng trước nhà hay ban công. Cây có thể trồng trong chậu hay trực tiếp trên đất. Để cây phát triển tốt và ra hoa nhiều, bạn cần chú ý các yếu tố sau:
Vị trí trồng cây: Cây lộc vừng là loài cây ưa nắng, cây cần 5 – 6 giờ ánh nắng trực tiếp mỗi ngày, nên trồng lộc vừng ở những nơi thoáng mát. Nếu trồng trong chậu, bạn nên đặt chậu ở ban công hay cửa sổ có ánh sáng tốt và có nắng chiếu vào. Nếu trồng trực tiếp trên đất, bạn nên chọn những vị trí không bị che khuất bởi các cây khác.
Tưới nước cho cây lộc vừng: Mỗi ngày bạn nên tưới nước cho cây 2 lần vào sáng sớm và chiều mát đối với cây trồng trong chậu, lượng nước tưới vừa đủ ẩm, không gây ngập tràn. Bạn cũng cần kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên để điều chỉnh lượng nước phù hợp. Cây lộc vừng là cây ưa nước, chịu ngập tốt, tuy nhiên nếu úng nước một thời gian dài cũng gây nguy hiểm cho cây.
Đất trồng cho cây lộc vừng:lộc vừng ưa loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và thoát nước tốt. Có thể trộn thêm xơ dừa, tro, trấu vào đất để tăng độ thông thoáng, sơ dừa một thời gian mục ra thành phân hữu cơ tốt cho cây.
Phân bón cho cây lộc vừng: Bạn có thể bón phân cho cây lộc vừng mỗi tháng một lần để kích thích cây sinh trưởng và ra hoa. Phân hữu cơ như phân chuồng, phân dê hoặc phân gà là loại phân tốt cho cây lộc vừng. Bạn có thể dùng phân hữu cơ như phân chuồng hoặc phân gà làm phân lót cho cây lộc vừng, hoặc dùng phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây. Liều lượng sử dụng là 1 nhúm nhỏ (1 muỗng cà phê) một lần bón cho cây trong chậu nhỏ (đường kính chậu từ 60 – 80 cm). Bạn nên bón phân vào mùa xuân và mùa thu để kích thích cây ra hoa. Phân hữu cơ vẫn là loại phân tốt nhất cho cây phát triển bền vững.
Cắt tỉa cho cây lộc vừng: Cây lộc vừng cần được cắt tỉa bớt các cành lá nhỏ khuất tán để cho cây thông thoáng và phát triển tốt hơn. Việc cắt tỉa cũng giúp dễ phát hiện các loại sâu bệnh.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây lộc vừng: Cây lộc vừng có thể bị sâu đục thân, là loại sâu có màu nâu đen hoặc xanh lá cây, dài khoảng 1 cm, sống trong thân cây, hút chất dinh dưỡng của cây. Để phòng tránh sâu đục thân, bạn nên kiểm tra thường xuyên thân cây và dùng thuốc bảo vệ thực vật như Abamectin hoặc Chlorpyrifos để xịt vào các lỗ hổng do sâu đục.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tưới nước đủ cho cây, không quá khô hay quá ẩm để tránh gây điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh sôi.
Công dụng, ứng dụng, ý nghĩa của cây lộc vừng:
Cây lộc vừng hoa đỏ là một loài cây có hoa rất đẹp và quý hiếm. Hoa có màu đỏ rực rỡ. Hoa nở vào mùa xuân và kéo dài đến cuối hè.Cây lộc vừngdáng đẹp, tượng trưng cho sự thịnh vượng và bình an, rất thích hợp làm cây phong thủy, làm quà tặng các dịp đặc biệt như tân gia, khai trương.
Cây lộc vừng là cây ưa sáng, dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng trong sân vườn, nơi công cộng, khu đô thị, khu sinh vật cảnh…để lấy bóng mát, tạo cảnh quan xanh, trang trí và làm cảnh.
Ở một số nước Đông Nam Á, lá và đọt non cây lộc vừng lá lớn được dùng nấu canh chua và ăn kèm với một số món cuốn.
Cây lộc vừng có công dụng làm thuốc chữa các bệnh như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang mũi. Lá và hoa của cây có chứa chất kháng khuẩn và kháng viêm.Cây lộc vừngđược người xưa dùng để chữa tiêu chảy, hạ sốt.
Cây lộc vừng còn được dùng làm bonsai hay trang trí trong sân vườn nhà. Cây mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây có màu sắc rực rỡ giúp tạo không khí tươi mới và hài hòa cho không gian sống và làm việc. Cây cũng biểu trưng cho sự sung túc, giàu có và thành công trong công việc.
Theo PHONG THỦY trồng cây lộc vừng trước sân nhà sẽ mang tài lộc, may mắn cho gia chủ. Chữ Lộc ứng với Tài lộc, còn Vừng mang hàm ý nhỏ nhưng nhiều.
Tại các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, cây Lộc Vừng cũng được sử dụng trong nhiều dịp lễ hội, đặc biệt là các lễ hội liên quan đến nước. Người dân tin rằng, cây Lộc Vừng mang lại sự sinh sôi, tươi mới cho mọi người và môi trường xung quanh. Do đó, cây Lộc Vừng trở thành một biểu tượng quan trọng trong nhiều lễ hội và sự kiện văn hóa, góp phần tôn vinh giá trị truyền thống và tinh thần dân tộc.
Cây Lộc Vừng trong thiết kế cảnh quan, kiến trúc , nhà ở
Sử dụng cây Lộc Vừng trong thiết kế công viên và khu vườn
Cây Lộc Vừng Hoa Đỏ (Barringtonia acutangula) với những đặc điểm hình thái và hoa đẹp mắt là một lựa chọn hoàn hảo cho việc thiết kế công viên và khu vườn. Chúng không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao, mà còn giúp tạo bóng mát và cải thiện chất lượng không khí trong khu vực. Để sử dụng cây Lộc Vừng trong công viên và khu vườn, có một số khía cạnh cần lưu ý:
Chọn vị trí phù hợp: Cây Lộc Vừng ưa ánh sáng mặt trời, nên chọn vị trí có đủ ánh sáng và không bị che khuất.
Khoảng cách trồng: Cây Lộc Vừng có thể đạt đến chiều cao từ 5 đến 15 mét, do đó cần đảm bảo khoảng cách trồng phù hợp để cây phát triển tối đa. Khoảng cách trồng thích hợp giữa các cây là từ 5 đến 7 mét.
Các kiểu trồng cây Lộc Vừng tạo hình đẹp mắt
Cây Lộc Vừng có thể trồng theo nhiều kiểu khác nhau để tạo hình đẹp mắt và phù hợp với không gian cảnh quan. Một số kiểu trồng phổ biến gồm:
Hàng cây: Trồng cây Lộc Vừng theo hàng dọc theo đường đi, bờ sông, hoặc làm rào cản giữa các khu vực khác nhau. Hàng cây Lộc Vừng sẽ tạo ra không gian bóng mát, yên tĩnh và lãng mạn khi hoa nở rộ.
Vòng tròn hoặc hình bán nguyệt: Trồng cây Lộc Vừng theo hình vòng tròn hoặc bán nguyệt xung quanh một công trình kiến trúc, tượng đài, hoặc khu vực nghỉ ngơi, tạo nên một không gian xanh mát và riêng tư. Khi hoa nở rộ, những khu vườn này sẽ trở thành điểm nhấn đáng chú ý, thu hút sự chú ý của mọi người.
Cây đơn lẻ hoặc nhóm cây: Trồng cây Lộc Vừng đơn lẻ hoặc tạo thành nhóm cây nhỏ gồm 2-3 cây ở các vị trí nổi bật trong công viên hay khu vườn. Điều này không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của từng cây mà còn góp phần tạo điểm nhấn thú vị cho cảnh quan.
Kết hợp cây Lộc Vừng với các loài cây khác trong cảnh quan
Để tạo nên một không gian cảnh quan đa dạng và sinh động, bạn có thể kết hợp cây Lộc Vừng với các loài cây khác. Một số gợi ý bao gồm:
Cây bóng mát: Kết hợp với các loài cây bóng mát như cây bàng đài loan, cây đào tiên, cây Phượng vĩ, cây chuông vàng, cây kèn hồng… để tạo ra không gian bóng mát, rực rỡ vào nhiều mùa trong năm, đồng thời tăng độ ẩm và cải thiện chất lượng không khí.
Cây hoa và cây lá dưới bóng râm: Trồng cây Lộc Vừng cùng với các loài cây hoa khác như hoa Giấy, cây nguyệt quế, mai chiếu thủy, mai vạn phúc, lài tây, chuối thiên điểu, bạch trinh, dương sỉ… tạo nên một khu vườn hoa đầy màu sắc và hương thơm quyến rũ.
Cây ăn quả: Trồng cây Lộc Vừng cùng với các loài cây ăn quả như cây xoài cát hòa lộc, cây bưởi da xanh, cây mận an phước, cây Ổi, cây saboche, cây khế… sẽ không chỉ tạo ra không gian xanh mát mà còn cung cấp nguồn thực phẩm tươi ngon cho gia đình và cộng đồng.
Khi kết hợp cây Lộc Vừng với các loài cây khác, bạn cần lưu ý đến đặc điểm sinh học, nhu cầu về ánh sáng, nước và đất của từng loài để đảm bảo chúng phát triển tốt cùng nhau, tận dụng được lượng nước, phân bón, hỗ trợ phòng trừ sâu bệnh cho . Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét kỹ lưỡng về thiết kế cảnh quan, bố trí các loài cây sao cho hài hòa và hợp lý, tạo nên một không gian xanh đẹp mắt và bền vững.
Một số lưu ý khi kết hợp cây Lộc Vừng với các loài cây khác trong cảnh quan:
Chú ý đến kích thước, tốc độ sinh trưởng và đặc điểm hình thái của từng loài cây để đảm bảo chúng không cạnh tranh quá mạnh với nhau về không gian và nguồn tài nguyên.
Lựa chọn các loài cây có cùng nhu cầu về điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và pH đất, giúp đảm bảo sự phát triển tốt của tất cả các loài cây trong không gian cảnh quan.
Bố trí các loài cây sao cho tận dụng được ưu điểm của từng loài, ví dụ như cây bóng mát có thể che chắn cho các loài cây yêu bóng, hoặc cây thân gỗ có thể hỗ trợ cho cây leo tìm đường lên cao.
Kết hợp các loài cây có màu sắc và hình dạng hoa, lá đa dạng để tạo nên sự hài hòa và sinh động cho cảnh quan. Đồng thời, chú ý đến thời điểm nở hoa của từng loài để đảm bảo có màu sắc và hương thơm trong suốt năm.
Nhờ áp dụng những lưu ý trên, bạn có thể tạo nên một khu vườn hoặc công viên đậm chất thiên nhiên, nơi mà cây Lộc Vừng hoa đỏ là điểm nhấn nổi bật, thu hút sự chú ý và yêu thích của mọi người.
VƯỜN CÂY LỘC VỪNG ILG VIỆT NAM
Đia chỉ:433/9 Bình Thành, Khu Phố 2,Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
Điện thoại:0933 482 472 (Mr. Tâm)
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cây lộc vừng. Và nếu bạn đang muốn mua cây lộc vừng chất lượng cao với giá cả hợp lý, đang tìm địa chỉ bán cây lộc vừng uy tín và chất lượng tại tp. Hồ Chí Minh, hãy liên hệ ngay với Vườn cây lộc vừng ILG Việt Nam,Vườn chuyên cung cấpSỈ VÀ LẺcây lộc vừng đủ các kích thước, cam kết cây lộc vừng chuẩn giống, chất lượng cao.
Một số cây lộc vừngtại vườn ươmcây hoa cảnh ILG Việt Nam của chúng tôi
CâyLộc Vừng(Cao 4m – Ms: 03972)
Thường được trồng trước nhà, công ty, khuôn viên sân vườn, công viên, khu cao ốc…
CâyLộc Vừng(Cao 4,5m – Ms: 03971)
CâyLộc VừngGiống (Cao 80cm – Ms: 08181)
Xemgiávàcác hình ảnh cây lộc vừngkhácTẠI ĐÂY
Cây Hoa Cảnh ILG Việt Namđảm bảo giống cây lộc vừng đạt chuẩn, sức sống tốt, đúng như hình ảnh hoặc đã báo trước với quý khách hàng.
Với cơ sở trồng cây tại 3 vùng chuyên canh cây cảnh chính: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, <strong>Cây Hoa Cảnh ILG Việt Nam</strong> cung cấp các loại cây cảnh, hoa cảnh chất lượng với giá cả tốt nhất, đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng và thẫm mỹ cho mọi công trình.
VƯỜN ƯƠM CÂY HOA CẢNH ILG VIỆT NAM
Đia chỉ: 433/9 Bình Thành, Khu Phố 2,Phường Bình Hưng Hòa B, Quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0933 482 472 (Mr. Tâm)
Email: CayhoacanhVietnam@gmail.Com