CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA DẠ YÊN THẢO
Hoa dạ yên thảo có tên khác: Yên thảo hoa, hoa dạ yến thảo, hoa dã yến thảo
Màu sắc: trắng, hồng, đỏ…
Cây dạ yên thảo là loại cây thân thảo thuộc họ Cà.
Đường kính hoa dạ yến thảo: 5 cm
Chiều cao thân: 30 – 50 cm
Nguồn gốc hoa dạ yến thảo: Nam Mỹ.
Thời kỳ nở hoa dạ yên thảo từ tháng 5 – 10. Dáng hoa phong phú, đa dạng. Cây hoa dạ yên thảo là loại cây chịu nhiệt, lạnh, rất dễ sống. Nếu để cây dạ yên thảo dầm mưa, hoa sẽ bị dập.
– Gieo trồng hoa dạ yến thảo: thời điểm thích là tháng 2 – 4. Gieo trồng hạt trên tấm rêu mùn, không cần lấp đất lên trên. Trước lúc hạt nảy mầm nên đặt cây vào chỗ mát. Sau khi hạt nảy mầm nên để cây hút nước từ đáy chậu, chú ý không nên để cây bị thiếu nước.
– Trồng cố định: sau khi cây ra 5 – 6 lá, chuyển cây sang trồng ở chậu số 3. Lúc đầu nên đặt chậu tại nơi mát, đợi cây đâm chồi mới và bén rễ thì chuyển cây ra chỗ có ánh nắng. Đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và than bùn. Phải bón phân, tưới nước khi bề mắt đất trong chậu đã khô. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, nên bón phân mỗi tháng 1 lần.
– Sau khi hoa nở: ngắt bỏ cả cuống hoa thì chồi nách sẽ phát triển và hoa tiếp tục nở.
Chú ý
Cây hoa dạ yến thảo phát triển trên 100C vì thế những nơi khí hậu lạnh nên tiến hành trồng sau tháng 3, khi khí hậu đã ổn định. Sau đó phun thuốc trừ sâu cho cây.
Cách chăm sóc cây dạ yến thảo:
Dã yên thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã yên thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.
Mỗi sáng bạn nên tưới cây, nhặt lá dạ yến thảo khô, héo vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng. Khi trồng cây, bạn cũng nên quan tâm một chút đến thời tiết trong ngày, nếu trời nắng to hoặc mưa to, bạn nên “di dời” cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.
Bạn nên lưu ý đặc điểm của dạ yên thảo là thân mềm và buông rủ, vì vậy hoa sẽ không thể trồng hoa dạ yên thảo từ dưới mặt đất và uống theo những thanh gỗ lên được. Bạn cần chọn những chậu hoa có thể đặt trên hoặc có móc cố định chắc chắn vào thanh ngang trên để những cành hoa có thể buông xuống, mềm mại và tự nhiên. Không chỉ làm đẹp bên ngoài ngôi nhà, những bông hoa này còn giúp che dấu những khuyết điểm của những hàng rào cũ (bong sơn, gỉ sét, cũ kỹ, thô cứng…). Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc của dã yên thảo để thêm sự đa dạng về màu sắc, thêm sinh động hơn.
Là cây thân thảo, nhạy cảm đặc biệt trước các thay đổi của thời tiết.
2-Không chịu được mưa nhiều, không chịu úng.(Chậu hoa nên đăt nơi không chịu mưa trực tiếp).
3-Bộ rễ rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên cao trên 35oc (Nên che mát chậu trồng khi ở nhiệt độ này).
4-Bị nhiễm nấm làm nhũn thối cổ rễ, hoặc khô teo tại gốc các cành kết với thân do tổn thương khi đóng gói vận chuyển.
5-Cây sẽ bị chết ngay do mất nước( Khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng)!
+ Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.
+ Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền).
+ Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.
+Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
+Tưới nước thường xuyên, vừa đủ.
+ Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm (có thể dùng nước giải pha loãng)
Điểm quan trọng
– Đặt cây dạ yên thảo tại nơi có đủ ánh nắng.
– Tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.
– Phun thuốc trừ sâu cho cây.
Sưu tầm và biên soạn.