“Ngơ Ngẩn” Trước Vẻ Đẹp Của Cây Hoa Sứ

cay hoa su

“NGƠ NGẨN” TRƯỚC VẺ ĐẸP CỦA CÂY HOA SỨ

Cây hoa đại, lá to giống tai hươu, cành giống sừng hươu đã đành mà những bông hoa cũng giống như những con mắt hươu đang mở tròn, mở to, để trông ngóng, đợi chờ…

cay hoa su

Là một loài hoa của nhà Phật, hoa đại được trồng ở rất nhiều chùa Việt Nam. Nở vào đầu hè, loài hoa này làm cho không gian thiêng liêng của chốn cửa thiền càng trở nên thanh tịnh với vẻ đẹp dịu dàng và hương thơm tinh khiết của mình…

Tự thuở nào, hoa đại đã gắn với truyền thuyết về chú hươu trung thành với chủ… Và chuyện rằng, xưa lắm, có một em bé nghèo, rất thương mẹ mà đành phải xa mẹ, đi ở cho một lão đồ tể chuyên nghề giết lợn. Lão đồ tể ngày ngày bắt em lên rừng hái củi để đun nước giết lợn, cạo lông. Một hôm, em đang chặt củi ở bên một sườn núi thì bỗng thấy ở dưới một cái hố sâu có một chú hươu con bị sa xuống đó; mở to đôi mắt, ngẩng đầu lnhìn quanh, như đợi mẹ đến cứu mình. Em bé liền lần xuống hố ẵm chú hươu con lên. Em muốn đem hươu con về nhà mẹ nhưng sợ lão chủ biết. Còn đem về nhà lão chủ, thì lão sẽ thịt mất hươu con. Cuối cùng, em bé đành tìm một cái hang nhỏ, cho hươu con vào đó và lấy đá chặn kín lại.

Thương hươu con không có mẹ, lại quấn quít với mình, nhiều đêm em bé nằm mơ gặp hươu con đùa giỡn với nó và nói mê, khiến lão đồ tể sai người nhà lén theo em lên rừng. Và rồi vào hôm em vừa đón hươu con ở trong hang ra, chưa kịp cho hươu ăn, lão đồ tể cùng hai tên người nhà đã ập tới. Em bé đành quát to: “Hươu ơi chạy đi! Hươu còn chần chừ”. Em bé bèn phát vào cổ và hươu con hiểu ý phóng như bay vào rừng.

Sau tai qua nạn khỏi, hươu trở lại tìm em bé và đôi bạn thân quấn quýt nhau. Nhưng, vì bị lão chủ đánh suýt chết, em bé về với mẹ, hẹn gặp hưu con sau. Nào ngờ, về đến nhà, em được người chú giúp cho ăn học nên người… và không thể trở lại gặp hươu con nữa.

Về hươu con, chờ đợi em bé, quá già và chết. Và rồi sau đó, ở gần miệng hang bỗng thấy xuất hiện một giống cây lá… là cây hoa đại ngày nay. Có người bảo chữ Đại là do chữ Đợi, chờ đợi mà có. Cây hoa Đại, lá to giống tai hươu, cành giống sừng hươu đã đành mà những bông hoa cũng giống như những con mắt hươu đang mở tròn, mở to, để trông ngóng, đợi chờ…

Người Lào Gọi hoa đại là dok champa và tôn loài hoa này làm quốc hoa của mình vì đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống…

Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận:

cay hoa su

Hình ảnh hoa đại luôn gắn với không gian cổ kính của các ngôi chùa Việt.

cay hoa su

Loài hoa này có năm cánh mềm mại, màu trắng hoặc đỏ, với mùi thơm nhẹ nhàng.

cay hoa su

Vẻ đẹp dịu dàng và hương thơm tinh khiết của hoa đại tôn thêm vẻ thanh tịnh của chốn cửa thiền.

cay hoa su

Đầu hè là khoảng thời gian hoa đại nở rộ.

cay hoa su

Hoa nở lâu, và vẫn thơm ngay cả khi đã rụng.

cay hoa su

Hoa đại gắn với tuổi thơ của nhiều người, khi nhặt những đóa hoa rụng về chơi đồ hàng hoặc xâu thành vòng hoa.

cay hoa su

Gọi hoa đại là dok champa, người Lào tôn loài hoa này làm quốc hoa của mình.

cay hoa su

Đối với người dân Lào, dok champa đại diện cho sự chân thành và niềm vui trong cuộc sống.

cay hoa su

Hoa đại còn gắn với truyền thuyết về chú hươu trung thành với chủ, khi chết đã hóa thành một loài cây có thân giống sừng hươu, lá giống tai hươu… Đó chính là cây hoa đại ngày nay.

cay hoa su

Từ xưa, dân gian đã coi hoa đại là một vị thuốc, được phơi khô và sử dụng để chữa nhiều bệnh.

(NGUỒN: BÁO ĐẤT VIỆT)