Cây Sung Chữa Bệnh – Hiệu Quả Bất Ngờ

cây sung

CÂY SUNG CHỮA BỆNH – HIỆU QUẢ BẤT NGỜ

Theo Đông y, quả sung có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da.

cay sung

Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, các bộ phận của cây sung, đặc biệt là quả sung, còn có rất nhiều tác dụng trị liệu khác. Dưới đây là một số tác dụng mới phát hiện và cách sử dụng cây sung để chữa bệnh mà có thể còn ít người biết.

Hỗ trợ trong trị liệu ung thư và các bệnh khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhựa của trái sung còn xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Còn có thể làm chậm quá trình di căn. Vì vậy, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư theo một số phương pháp như sau:

Ung thư dạ dày, ung thư ruột: Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.

Ung thư thực quản: Trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trogn 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.

Ung thư bàng quang: Trái sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.

Ung thư phổi: Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.

cay sung

Chữa khản tiếng: Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Chữa đau họng do viêm họng: Dùng trái sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.

Chữa loét dạ dày, hành trá tràng: Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.

Đại tiện táo bón: Dùng trái sung còn xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.

Trĩ lở loét: Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình).

cay sung

Mụn nhọt, sưng vú: Rửa sạch mụn nhọt, lau khô nước. Băm thân cây sung, hứng lấy một chén con nhựa, bôi trực tiếp vào chỗ đau, sưng đỏ đến đâu bôi đến đó, bôi liên tục nhiều lần. Hoặc có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau: Mụn chưa có mủ thì đắp kín, mụn đã vỡ mủ thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô (bắp). Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa và lá sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Thủy đậu: Dùng lá sung tươi 100 – 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nướcthuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.

Chữa zona: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.

cây sung

Chữa mụn cơm (mụn cóc): Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.

Trẻ bị ghẻ có thể xát lá sung non giã nát. Quả sung cũng có tác dụng lợi sữa.

Từ món ăn dân dã, bây giờ sung đã trở thành món quen thuộc trong các nhà hàng như sung muối chua, cá kho sung, gỏi sung, sung ăn sống…

tac-dung-chua-benh-cua-cay-sung-1

Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.

cay sung

Thông thường, chúng ta mua sung thành từng chùm nên cũng dễ dàng, chọn quả có cuống chắc, tròn căng. Khi sử dụng nên gọt bỏ phần vỏ dày gần cuống, vì thường dính mủ có chứa nhiều enzymes lipase, protease có thể gây dị ứng cho môi hay miệng khi ăn phải.

Lưu ý: Những người có bệnh túi thừa đại tràng nên tránh ăn sung, bởi các hạt nhỏ có thể tích tụ lại và gây rối loạn tiêu hóa.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sócđịa điểm mua cây sung, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.