Cây Dây Đòn Gánh – Công Dụng Của Cây Dây Đòn Gánh

cay day don ganh

CÂY DÂY ĐÒN GÁNH

Cây dây đòn gánh hay còn gọi là dây đòn kẻ trộm,tên khoa học là Gouania leptostachya DC. var. tonkinensis Pit., thuộc họ Táo ta – Rhamnaceae.

cay day don ganh

Đặc điểm của cây dây đòn gánh : Cây leo dài; cành non nhẵn, màu nâu sau đó xám nhạt. Lá hình bầu dục, như hình tim ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, mép khía răng, nhẵn, gân mảnh nổi rõ ở mặt dưới; lá kèm rất dễ rụng; cuống lá hơi có khía rãnh ở mặt trên. Hoa tập trung thành chuỳ thưa ở nách lá hay đầu cành, cao 25cm. Hoa đơn tính, rộng 2-3mm; cánh hoa 1mm, màu trắng; nhị 5; bầu 3 ô. Quả khô có 3 cánh mềm, rộng 10-12mm, nâu bóng.
Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-12.
Lá đắng do có alcaloid, vỏ và lá đều chứa saponin.

cay day don ganh
CÂY DÂY ĐÒN GÁNH

Đặc điểm phân bố của cây dây đòn gánh: Cây mọc ở ven rừng, ven khe suối, đồi trọc, bãi hoang ở nhiều nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc, Bắc Thái, Hoà Bình, Yên Bái vào tới tận Đồng nai, Bà Rịa. Lá dây thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Công dụng của cây dây đòn gánh:
Lá vò ra nổi bọt như bọt xà phòng. Dây lá vị chua, se, tính mát; có tác dụng lương huyết giải độc, thư cân hoạt lạc.
Nhân dân thường dùng cây này giã nhỏ thêm rượu xoa bóp vào những nơi sưng tấy, đau nhức do đòn, chỗ bị thương do ngã. Cũng dùng sắc uống hoặc ngâm rượu uống, có tác dụng đối với gân xương và bổ dưỡng. Lá được dùng giã đắp vào trán, gan bàn tay để giảm sốt; còn dùng chữa ngộ độc, sài giật, cảm gió. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài lấy dây lá tươi giã đắp.

Sưu Tầm Và Biên Soạn

Chia sẻ
Bài trướcCây Nấm Linh Chi
Bài sauCây Cam Thảo